17/05/2021 18:40 GMT+7

Xuất hiện biến thể 'siêu lây nhiễm' ở Malaysia

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Một số nhà khoa học cảnh báo rất có thể Malaysia đã trở thành ổ của một số biến thể siêu lây nhiễm mà không hề hay biết. Ít nhất 2 biến thể siêu lây nhiễm đã được ghi nhận, nhưng có thể chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm".

Xuất hiện biến thể siêu lây nhiễm ở Malaysia - Ảnh 1.

Tín đồ Hồi giáo ở Malaysia cầu nguyện ngày 13-5 - Ảnh: REUTERS

Chính quyền liên bang đã áp lệnh cấm đi lại giữa các bang khi số ca nhiễm tăng vọt. Theo Hãng tin Reuters, các chuyên gia của Chính phủ Malaysia tin rằng những biến thể dễ lây nhiễm của SARS-CoV-2 đã góp phần vào tình trạng này.

Báo New Straits Times (NST) của Malaysia đặt vấn đề: "Malaysia dường như đang trở thành nhà của các biến thể siêu lây nhiễm và các cơ quan y tế đã mất cảnh giác với điều đó".

Theo NST, Bộ Y tế Malaysia chỉ đang tập trung vào các biến thể ngoại nhập như biến thể B.1.617 (ghi nhận lần đầu tiên ở Ấn Độ), mà quên mất các biến thể địa phương cũng có thể tạo ra làn sóng lây nhiễm.

Giáo sư Sazaly Abu Bakar - giám đốc Trung tâm nghiên cứu và giáo dục các bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Malaya - tin rằng các biến thể dễ lây nhiễm mới đã xuất hiện ở Malaysia.

Theo ông Sazaly, dựa trên số lượng ca COVID-19 mới, có thể có 1 hoặc nhiều biến thể siêu lây nhiễm đã xuất hiện tại Malaysia. Điểm đặc biệt là những ca lây nhiễm mới này không biểu hiện triệu chứng.

Trung tâm nghiên cứu và giáo dục các bệnh truyền nhiễm đã xác định được ít nhất hai biến thể siêu lây nhiễm của SARS-CoV-2 tại Malaysia. "Nhưng đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm", báo NST nêu cảnh báo.

Điều khiến giáo sư Sazaly lo lắng là Malaysia chưa thể nghiên cứu được bộ gen của các biến thể địa phương, bao gồm cả những biến thể lây lan mạnh trong các nhà tù hồi năm ngoái.

"Chúng ta đang chiến tranh và chúng ta không biết kẻ thù của mình trông như thế nào. Nói cách khác, chúng ta đang mò mẫm và bắn kẻ thù trong bóng tối. Đã 1 năm trôi qua, chúng ta vẫn chưa có đủ dữ liệu và nghiên cứu về các biến thể virus địa phương", ông Sazaly nêu quan điểm.

Giới chức Malaysia đang đau đầu trước bài toán chống dịch hay duy trì nền kinh tế. Bộ Y tế Malaysia cảnh báo tình hình lây nhiễm tại Selangor, bang giàu nhất nước, là không thể kiểm soát và cần phải ngăn chặn dịch lan rộng.

Trong thông cáo ngày 17-5, cơ quan này thúc giục chính quyền trung ương ra lệnh ngừng tất cả các hoạt động sản xuất tại Selangor. Top Glove, nhà sản xuất găng tay hàng đầu thế giới, đặt các nhà máy chính tại Selangor.

Selangor đóng góp nhiều nhất tổng sản phẩm quốc nội cho Malaysia và là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp trọng yếu của đất nước. Kể từ ngày 5-5 đến nay, số ca mắc COVID-19 mới tại bang này luôn trên 1.000 ca/ngày, chiếm hơn 1/4 số ca nhiễm mới của Malaysia.

Hơn 470.000 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.902 trường hợp tử vong, đã được ghi nhận tại Malaysia tính đến ngày 16-5. Đây là nước có số người chết vì COVID-19 cao thứ ba Đông Nam Á, sau Indonesia và Philippines.

Mỹ may mắn thoát virus corona biến thể Anh, chuyên gia đang lo biến thể Ấn Độ

TTO - Dù ca nhiễm đã giảm so với hồi đầu năm, nhưng dịch COVID-19 ở Mỹ chưa thể kết thúc một sớm một chiều. Các chuyên gia lo ngại biến thể virus corona sẽ làm đảo chiều thành công chống dịch thời gian qua của nước này.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nigeria tuyên bố sẽ không nhận công dân bị Mỹ trục xuất

'Chúng tôi đã có đủ vấn đề của riêng mình rồi', Ngoại trưởng Nigeria Yusuf Tuggar nói ngày 11-7, khi tuyên bố từ chối nhận công dân bị Mỹ trục xuất.

Nigeria tuyên bố sẽ không nhận công dân bị Mỹ trục xuất

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn gặp Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio

Ngày 11-7, tại Malaysia, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio.

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn gặp Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio

Báo cáo điều tra sơ bộ vụ rơi máy bay Air India: Phi công hoảng loạn hỏi 'ai đã ngắt nhiên liệu?'

Nguyên nhân chính khiến máy bay rơi giữa tháng 6 là cả hai công tắc đưa nhiên liệu vào động cơ đều bị ngắt ngay sau khi máy bay cất cánh.

Báo cáo điều tra sơ bộ vụ rơi máy bay Air India: Phi công hoảng loạn hỏi 'ai đã ngắt nhiên liệu?'

Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi hành trình 30 năm quan hệ Việt - Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đề cao 30 năm quan hệ Việt - Mỹ, khẳng định đây là quan hệ mang ý nghĩa biểu tượng, mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong tương lai.

Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi hành trình 30 năm quan hệ Việt - Mỹ

Chiến sự Ukraine sắp có bước ngoặt lớn?

Tình hình chiến sự tại Ukraine hứa hẹn nhiều bước ngoặt đáng kể khi Tổng thống Trump công khai cân nhắc thay đổi cách tiếp cận cuộc xung đột.

Chiến sự Ukraine sắp có bước ngoặt lớn?

Tin tức thế giới 12-7: Mỹ phủ nhận bất hòa với Nhật Bản; Ukraine khoe nhận vũ khí Mỹ

Tiết lộ ban đầu về nguyên nhân rơi máy bay Air India khiến 260 người thiệt mạng; Tổng thống Ukraine xác nhận vũ khí Mỹ đã 'thông' trở lại.

Tin tức thế giới 12-7: Mỹ phủ nhận bất hòa với Nhật Bản; Ukraine khoe nhận vũ khí Mỹ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar