16/02/2019 11:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

Xuất bản nhật ký của nhà báo Nhật Takano Isao

MAI THỤY
MAI THỤY

TTO - 40 năm sau ngày mất của nhà báo người Nhật Takano Isao, bạn bè ông vẫn đến Lạng Sơn để thắp nén nhang tưởng niệm, dù cho mộ phần của ông đã được di dời sang Nhật nhiều năm trước.

Xuất bản nhật ký của nhà báo Nhật Takano Isao - Ảnh 1.

Bạn bè ông Takano đến Lạng Sơn để tưởng niệm ông ở nghĩa trang liệt sĩ Hoàng Đồng (Lạng Sơn) năm 2018 - Ảnh: PGS. TS Đoàn Lê Giang cung cấp

(sinh năm 1943) là hi sinh trong cuộc 1979 vì trúng đạn từ phía quân bành trướng Trung Quốc.

Trước đó, Takano từng gắn bó mật thiết với đất nước Việt Nam: Ông là sinh viên khoa tiếng Việt (Đại học Tổng hợp Hà Nội) từ năm 1967-1971 và tham gia đưa tin về chiến tranh biên giới Tây Nam lẫn chiến tranh biên giới phía Bắc với tư cách đặc phái viên tờ báo Akahata Nhật Bản.

Trong lúc đang chụp ảnh những chiến sĩ Việt Nam chống trả quân bành trướng Trung Quốc ở đoạn gần sông Kỳ Cùng (thị xã Lạng Sơn), đã bị một viên đạn từ phía quân Trung Quốc bắn vào đầu và hi sinh.

Đó là buổi chiều 7-3-1979, khi mà quân bành trướng Trung Quốc đã tuyên bố rút khỏi biên giới Việt Nam vào 2 ngày trước. Nhà báo Takano ra đi năm 36 tuổi, để lại người vợ trẻ và đứa con thơ mới 5 tuổi ở Nhật.

Di cốt Takano được vợ ông mang về chôn cất ở chân núi Zaou (tỉnh Miyagi) - quê hương ông.

PGS.TS Đoàn Lê Giang - trưởng Khoa Việt Nam học (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM), người có nhiều năm nghiên cứu về ông Takano Isao - nhận định: "Những bài viết của các nhà báo Nhật như ông Takano có thể thay đổi nhận thức của thế giới về cuộc chiến diễn ra ở Việt Nam.

Ông ấy còn là một người vô cùng dũng cảm. Trong khi thị xã Lạng Sơn lúc ấy tan hoang vì bom mìn, Takano vẫn đi giữa làn đạn pháo để đưa tin phản ánh cuộc chiến".

Cũng theo ông Giang, từ 5 đến 9-3 tới đây, nhân dịp 40 năm Takano hy sinh, nhóm bạn của ông do nhà báo nổi tiếng Goro Nakamura làm trưởng đoàn sẽ đến Lạng Sơn để tưởng niệm ông, đồng thời đến 2 trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thuộc hai Đại học Quốc gia Hà Nội và TP.HCM để nói chuyện, trưng bày một số di vật, tư liệu, tác phẩm của Takano để lại.

Trong số những tư liệu này có tập nhật ký Lạng Sơn ngày 7 tháng 3 của nhà báo Takano đã được xuất bản tại Nhật vào năm 1979. Tập nhật ký sẽ được trích dịch, giới thiệu tại Việt Nam trong thời gian tới.

Nhóm bạn của Takano Isao cũng sẽ đến thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ Hoàng Đồng (Lạng Sơn) - nơi vẫn còn bia tưởng niệm Takano.

Người giới thiệu văn chương Việt Nam đến Nhật Bản

takano

Chân dung nhà báo Takano - Ảnh tư liệu

Không chỉ phản ánh cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979 đến người dân trên thế giới, nhà báo Takano còn là một dịch giả thành công với việc chuyển ngữ hai tác phẩm: tiểu thuyết Áo trắng (tựa tiếng Nhật: Shiroi fuku) của nhà văn Nguyễn Văn Bổng và truyện ngắn Mẹ vắng nhà (tựa tiếng Nhật: Kaasan wa orusu) của nhà văn Nguyễn Thi.

Riêng sách Mẹ vắng nhà được họa sĩ nổi tiếng Iwasaki Chihiro (1918-1974) vẽ tranh minh họa và phát hành tại Nhật Bản vào năm 1972. Tập sách được đông đảo công chúng Nhật đón nhận và được tái bản 10 lần (lần gần nhất vào năm 2016).

Tập nhật ký Lạng Sơn ngày 7 tháng 3 về chiến tranh biên giới được tái bản ngay sau 3 tháng phát hành.

TTO - Truyền thông và dân mạng Trung Quốc dậy sóng sau khi Bảo tàng Cố cung ở Đài Loan cho Nhật Bản mượn trưng bày một tác phẩm thư pháp quý hiếm có từ thời nhà Đường cách đây 1.200 năm.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar