11/10/2016 16:18 GMT+7

​Xử trí viêm họng bằng các biện pháp đơn giản

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Thời tiết thay đổi là thời điểm trẻ em, người lớn rất dễ bị đau và viêm họng. Hầu hết viêm họng thường gây ra do siêu vi khuẩn, số ít còn lại do vi khuẩn và các nguyên nhân khác.

Các nguyên nhân gây nên viêm họng

Khi bị viêm họng, người bệnh có cảm giác đau, nóng hoặc như bị cào xước phía sau thành họng, đau khi nuốt và căng vùng cơ cổ dưới hàm. Đau họng có thể xuất hiện cùng lúc với ho, hắt hơi, sốt và sưng các hạch bạch huyết vùng dưới hàm. Viêm họng có nguyên nhân thường gặp như:

- Siêu vi cảm lạnh thông thường, siêu vi cúm, quai bị…

- Vi khuẩn: liên cầu khuẩn, áp-xe quanh amygdale, bạch hầu, viêm nắp thanh quản,…

- Chất kích ứng: khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, chất tiết từ sau mũi, acid của dịch vị (Gerd)…

- Chấn thương: bất cứ các chấn thương trực tiếp vùng họng hoặc sặc thức ăn có thể gây viêm họng.

Viêm họng do siêu vi rất dễ lây qua các dịch tiết vùng mũi họng, khi chúng ta hít phải những “sản phẩm” do người bị bệnh nói chuyện, hắt hơi, đặc biệt ở trong cùng một phòng có máy lạnh, ăn uống cùng ly bát người bệnh vừa sử dụng… Do đó, người bệnh có thể nghỉ ngơi ở nhà trong giai đoạn có xuất tiết vùng hầu họng nhiều để tránh lây lan trong cộng đồng.

Phân biệt giữa viêm họng do siêu vi khuẩn và vi khuẩn

Đây là thách thức với thầy thuốc nếu viêm họng mới khởi phát, tuy nhiên, có vài biểu hiện có thể giúp phân biệt được như sau:

- Viêm họng do vi khuẩn: amygdale sung đỏ, có mảng bám trắng, sốt cao, hạch dưới hàm sưng, ấn đau và đặc biệt không kèm theo triệu chứng điển hình của nhiễm siêu vi.

- Viêm họng do siêu vi: ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi…

Nhưng đôi khi sự phân biệt sẽ khó khăn khi có kết hợp giữa viêm họng do siêu vi và vi khuẩn, lúc này cần đến các phương tiện cận lâm sàng như xét nghiệm máu, phết họng… hay theo dõi quá trình diễn biến của bệnh.

Những biện pháp đơn giản giúp xử trí chứng viêm họng

- Nghỉ ngơi và uống nhiều nước.

- Ngậm các loại kẹo ngậm chế từ các loại tinh dầu thực vật.

- Xông hơi nước muối, súc miệng bằng nước muối ấm (khoảng 1 muỗng café muối pha trong 250ml nước nóng) trước khi ngủ hay sau chải răng.

- Uống nước trà xanh ấm với mật ong, uống nước trà gừng ấm…

- Không nên uống nước đá, đồ ăn, nước vừa lấy ra từ tủ lạnh.

- Giữ nhiệt độ phòng không quá nóng hay quá lạnh.

Những dược liệu quanh nhà có tác dụng trị viêm họng:

- Cây húng chanh tươi: 15 – 30g, nhai sống hoặc đâm nhuyễn vắt lấy uống uống trung bình 2 lần/ ngày.

- Lá Xạ can (Rẻ quạt) tươi khoảng 6g đến 8g nấu nước uống.

- Thân rễ cây Rẻ quạt (xạ can, biển trúc) ngâm nước vo gạo 1-2 ngày, xắt mỏng, phơi khô để sử dụng dần. Khi dùng, lấy 3-6g tán bột mịn để ngậm nuốt nước dần. Có thể sắc với 300ml nước, còn lại 100ml, ngậm nuốt dần.

- Lá Xương sông liều từ 10 – 20 lá khô nấu nước uống hoặc tươi, nhai sống nuốt dần.

- Trái Kha tử, 1 trái đập vụn, ngậm nhiều lần trong ngày (có thể nuốt được nước).

- Cây chua me đất hoa vàng, 15 – 30 g, nhai hoặc đâm nhuyễn nuốt từ từ, mỗi ngày sử dụng được 2 – 3 lần.

- Hoa kinh giới (kinh giới tuệ) 12g, Cát cánh 12g, Cam thảo bắc 4g sắc với 500ml nước, còn lại 150ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

- Quả quất (tắc) ướp muối 5-10 quả, nấu với 600ml nước, còn lại 250ml, uống thay nước trong ngày. Có thể đâm nát, chế nước sôi để nguội vào khuấy đều để uống.

Phòng ngừa:

- Hạn chế tiếp xúc người bệnh, khi thời tiết thay đổi (quá nóng hay lạnh đều ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể).

- Tập thể dục đều đặn.

- Người cao tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi, người có bệnh mạn tính đường hô hấp hoặc đái tháo đường… cần cảnh giác hơn nữa (đôi khi có thể cần vaccine phòng cúm).

- Ăn đủ chất khoáng, vitamin, đạm, dầu… uống đủ nước.

- Vệ sinh tốt vùng mũi, răng miệng.

- Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia.

- Rửa tay kỹ trước khi ăn uống.

Phần lớn người bị viêm họng do virus đều có thể xử lý tại nhà với các biện pháp đơn giản. Tuy nhiên, nếu viêm họng kéo dài hơn 1 tuần, 10 ngày chưa cải thiện và kèm theo sốt, khàn tiếng… cần tìm đến thầy thuốc chuyên khoa để được khám và cho điều trị phù hợp.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Xử trí viêm họng

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M. (7 tuổi, ở Hà Giang) trong tình trạng nguy kịch, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Sáng 12-4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Về Cao Lãnh ngắm sen hồng nở rộ giữa lòng thành phố

Khoảng một tuần nay, nhiều tuyến đường tại trung tâm TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hoa sen nở rực rỡ khiến người dân đi đường thích thú ngắm nhìn, khách du lịch trầm trồ khen ngợi.

Về Cao Lãnh ngắm sen hồng nở rộ giữa lòng thành phố

Viên đạn súng bắn chim bị 'quên' trong hốc mũi bé trai

Một bé trai bị đau, cộm, thường chảy nước mũi, sờ mũi thấy có vật cứng nên đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ phát hiện viên đạn của súng bắn chim trong hốc mũi.

Viên đạn súng bắn chim bị 'quên' trong hốc mũi bé trai

Tắc ruột vì dày đặc mảnh xương nhỏ sau khi ăn rắn bông súng hầm sả

Ngày 5-4, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết vừa phẫu thuật cho một trường hợp tắc ruột khá hy hữu. Một nữ bệnh nhân bị đau bụng tắc ruột do dày đặc mảnh xương rắn nhỏ li ti.

Tắc ruột vì dày đặc mảnh xương nhỏ sau khi ăn rắn bông súng hầm sả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar