22/05/2025 08:49 GMT+7
Trở lại chủ đề

Xử phạt giao thông: Phạt đủ, phạt đúng như hiện nay cũng 'rén' rồi

Dư luận rất quan tâm đến các ý kiến về mức phạt giao thông. Trong những cuộc bàn luận hằng ngày nổi lên hai ý: Mức phạt hiện nay đã đủ mạnh? Mức phạt các hành vi bất chấp pháp luật đã đủ để răn đe?

phạt giao thông - Ảnh 1.

Cảnh sát giao thông xử phạt một tài xế vi phạm khi lái xe trên đường ở TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Tuổi Trẻ trích hai ý kiến bạn đọc bàn thêm việc tăng hay giữ nguyên mức phạt giao thông hiện nay.

Phạt đúng, phạt đủ

Một tài xế ô tô dừng đèn đỏ lấn qua vạch kẻ đường, bị phạt theo hành vi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, với mức phạt 20 triệu đồng. Cùng lúc đó trên nghị trường, một số đại biểu Quốc hội đề xuất tăng mức phạt vi phạm về an toàn giao thông tối đa 250 triệu đồng, ở các thành phố lớn về những hành vi gây nguy cơ tai nạn cao.

Từ khi nghị định 168 với mức phạt mới, trật tự giao thông, nhất là ở các đô thị, chuyển biến rõ rệt. Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông cải thiện tích cực.

Các quy định xử phạt trước tiên nhằm chấn chỉnh, nhắc nhở người tham gia giao thông tự thay đổi, đi đường đúng luật. Đối với những lỗi cố ý, dĩ nhiên phạt theo quy định của pháp luật, người vi phạm sẽ phải tâm phục khẩu phục. 

Luật pháp nghiêm khắc song cũng nhân văn. Ở TP Hà Nội từng có một trường hợp người lái ô tô bất đắc dĩ phải vượt đèn đỏ, để dừng lại ngay sau đó hỗ trợ người bị tai nạn trên đường. Cộng đồng đã dành cơn mưa lời khen cho hành động đẹp của tài xế và cơ quan chức năng đã không xử phạt "nguội".

Việc tài xế dừng xe chờ đèn đỏ và bánh xe lấn qua lằn ranh một chút nhiều khi là điều ngoài ý muốn. Về hành vi, tài xế chiếc xe chủ động dừng nhưng lỡ cán vạch một chút khác hẳn với hành vi cố tình chạy lên trên vạch mới dừng xe hoặc cố vượt khi đèn đỏ.

Nguy cơ gây mất an toàn giao thông giữa hai trường hợp kể trên cũng khác nhau. Người đi bộ (nếu có) tránh qua chiếc ô tô đã dừng hẳn, sẽ đơn giản hơn khi họ đối mặt nguy hiểm khi có ô tô nào đó đang cố vượt lên. 

Tương tự không ít người điều khiển xe gắn máy cũng vi phạm lỗi này. Thậm chí trong nhiều tình huống, lực lượng chức năng có mặt tại chỗ cũng chỉ nên nhắc nhở, rút kinh nghiệm. Giúp người tham gia giao thông nhận ra thiếu sót để sửa chữa cũng là cách mang lại hiệu quả tốt.

Đề nghị tăng mức phạt vi phạm an toàn giao thông lên gấp nhiều lần so với hiện nay cũng đều xuất phát từ mong muốn đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Tuy nhiên, mức phạt quá cao có thể tái diễn tình trạng bỏ xe. Điều này đã từng gặp khi kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn, chất kích thích. Tiền phạt quá cao cũng có thể dẫn đến hệ lụy khác.

Giữ an toàn giao thông, quan trọng nhất vẫn là ở khâu thực thi pháp luật. Cần duy trì thường xuyên, liên tục, xem việc tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm như chuyện thường ngày. Phạt đủ, phạt đúng thì mức phạt như hiện nay cũng đủ thấm để người cầm lái "rén". 

Phạt nóng kết hợp với phạt nguội qua hệ thống camera giám sát và camera "chạy bằng cơm" cũng là một cách tốt tăng cường giám sát. Từ đó người đi đường sẽ thay đổi ý thức. Phòng ngừa vi phạm để kéo giảm vi phạm là phương pháp ít tốn kém nhưng hiệu quả cao.

Tiếp tục sử dụng "thanh kiếm" 168 cũng đủ làm thay đổi dần ý thức của người tham gia giao thông và văn hóa giao thông.

Tăng nặng với hành vi cố ý, bất chấp

Xử phạt giao thông: Phạt đủ, phạt đúng như hiện nay cũng 'rén' rồi - Ảnh 3.

Trang nhất báo Tuổi Trẻ ngày 20-5

Tại diễn đàn Quốc hội cũng còn có ý khác nhau về việc tăng mức phạt vừa được đề xuất. Cao bao nhiêu là đủ, thấp thế nào là vừa? Theo tôi, cao hay thấp ở mức không "quá sức" để người vi phạm có thể đóng phạt, xóa đi cảnh năn nỉ xin cho hay khi mắc lỗi hay bỏ luôn phương tiện vi phạm.

Liên quan đến vấn đề này, tôi được biết từ năm 1995 đến nay mức phạt đã từng tăng nhiều lần và mức hiện nay cũng không phải là thấp. Thay vì tăng thêm mức phạt, nên tăng các biện pháp phạt bổ sung (giam giữ phương tiện, giấy phép lái xe).

Muốn lập lại trật tự an toàn giao thông bền vững lâu dài thì việc quan trọng nhất là xử lý nghiêm và thường xuyên. Một người nộp phạt, nhiều người rút kinh nghiệm. Xử lý vi phạm (từ nhắc nhở cho đến mức phạt nặng nhẹ khác nhau) kiểu mưa dầm thấm lâu, chứ không đẩy ai đến khó khăn nợ nần vì nộp phạt. 

Quy định pháp luật để răn đe cảm hóa giáo dục con người là chính, gắn liền với mục đích cao cả là đem lại bình yên cho xã hội. Làm được như vậy chắc chắn dư luận sẽ đồng tình ủng hộ.

Việc xử phạt nặng nên đánh vào những hành vi liều lĩnh, cố tình cố ý, bất chấp luật pháp, xem thường tính mạng, tài sản của mình và người khác, như phóng nhanh giành đường, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, lấn trái...

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng là câu hỏi được rất nhiều người dân quan tâm đặt ra.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xe ben 24 tấn làm sập cầu tải trọng 5 tấn ở Cần Thơ

Cầu Bà Lễ, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ có tải trọng 5 tấn nhưng xe chở vật liệu xây dựng tải trọng 24 tấn vẫn đi qua khiến cầu sập.

Xe ben 24 tấn làm sập cầu tải trọng 5 tấn ở Cần Thơ

Bảng thông báo tốc độ ở hai đầu hầm sông Sài Gòn, tài xế vi phạm có bị xử phạt?

Đi lại qua hầm sông Sài Gòn (nối TP Thủ Đức và quận 1, TP.HCM), tài xế cần chú ý bảng thông báo tốc độ ở hai đầu hầm.

Bảng thông báo tốc độ ở hai đầu hầm sông Sài Gòn, tài xế  vi phạm có bị xử phạt?

Ai được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần từ ngày 1-7?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, sẽ có mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần mới từ ngày 1-7-2025.

Ai được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần từ ngày 1-7?

Ô tô 'cướp làn' xe máy trên cầu Rạch Miễu bị mời làm việc, lòi ra 4 lỗi phạt nguội

Chiếc ô tô 7 chỗ biển số tỉnh Bến Tre chạy trên cầu Rạch Miễu bất ngờ lấn sang làn xe máy khiến người đi đường suýt bị tai nạn.

Ô tô 'cướp làn' xe máy trên cầu Rạch Miễu bị mời làm việc, lòi ra 4 lỗi phạt nguội

Nghe 'bán hàng lương cao 23-28 triệu' ở Thái Lan, bị lừa nhốt để thực hiện lừa đảo tại Myanmar

Nghe lời người lạ giới thiệu bao chi phí đi lại, qua Thái Lan làm nghề bán hàng với mức lương cao 23-28 triệu đồng, H. bị lừa dắt qua Myanmar, bắt nhốt, đánh đập để thực hiện việc lừa đảo trên mạng.

Nghe 'bán hàng lương cao 23-28 triệu' ở Thái Lan, bị lừa nhốt để thực hiện lừa đảo tại Myanmar

Lãng mạn mùa sao đen rụng ở thành phố cây xanh số 1 Việt Nam

Miền Tây bước vào mùa mưa, cũng là lúc những con đường trong TP Trà Vinh - nơi được mệnh danh là "thành phố cây xanh" - lại được nhuộm vàng bởi những cánh sao đen, phủ kín vỉa hè và cả lòng đường.

Lãng mạn mùa sao đen rụng ở thành phố cây xanh số 1 Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar