06/08/2019 18:27 GMT+7

Xử nghiêm đại học kém chất lượng, 'có tên mà không có thực'

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TTO - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo như vậy tại hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai năm học mới 2019-2020 diễn ra ngày 6-8 khi đề cập đến thực trạng nhiều trường 'thủng đáy' đầu vào.

Xử nghiêm đại học kém chất lượng, có tên mà không có thực - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Thủ tướng yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học phải rà soát, sắp xếp lại mạnh mẽ hơn để bảo đảm .

Khi nói đến thực trạng nhiều trường đại học hiện nay không bảo đảm điều kiện chất lượng, hạ điểm chuẩn, "vơ vét" học sinh đầu vào với điểm rất thấp, mượn giáo viên cơ hữu…, Thủ tướng bày tỏ quan điểm: "Chúng ta không thể chấp nhận một tình trạng chất lượng đào tạo giáo dục đại học, trung học thấp mà người ta thường hay kêu ca. Học ra để làm việc chứ không phải học ra có cái bằng tượng trưng nào đó do một cái trường kém chất lượng cấp".

yêu cầu Bộ GD-ĐT phải thanh tra, kiểm tra để xử lý nghiêm các trường đại học "có tên mà không có thực", đề nghị đóng cửa một số cơ sở kém chất lượng kéo dài.

Trước đó, báo cáo của Bộ GD-ĐT cũng chỉ ra những hạn chế ở bậc giáo dục đại học. Theo đó, một số trường chưa đảm bảo tiêu chí về cơ sở vật chất như diện tích sàn xây dựng và tiêu chí sinh viên/giảng viên theo quy định hoặc xác định chỉ tiêu hoặc tuyển sinh vượt chỉ tiêu. 

Việc mở mã ngành tại một số trường chưa mang lại hiệu quả (số lượng tuyển sinh thấp, hoặc không tuyển sinh được), đồng thời một số trường mở ngành mới nhưng không đủ điều kiện về giảng viên cơ hữu, điểm tuyển sinh đầu vào còn thấp, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Việc đào tạo chương trình chất lượng cao của một số trường chưa tương xứng với chất lượng dịch vụ cung cấp, một số chương trình đào tạo chưa đảm bảo chất lượng theo đề án, chưa có khác biệt lớn so với chương trình đào tạo đại trà và chưa tự đánh giá, kiểm định. 

Tuy vậy, báo cáo của Bộ GD-ĐT cũng phản ánh những nỗ lực trong việc kiểm soát chất lượng đào tạo đại học.

Tính đến cuối tháng 6-2019, đã có hơn 50% cơ sở giáo dục đại học đạt tiêu chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam. 

Hiện tại, có 6 trường đại học được công nhận bởi tổ chức đánh giá/kiểm định quốc tế (HCERES, AUN-QA và  nhiều chương trình đào tạo được đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Bộ GD-ĐT cũng  khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học tham gia xếp hạng đại học quốc tế. Năm 2019, 2 cơ sở giáo dục đại học được xếp trong danh sách 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới; một số trường đại học được xếp trong danh sách các trường tốt nhất châu Á.

VĨNH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar