14/12/2015 08:04 GMT+7

Xử lý trách nhiệm nếu không tự phát hiện tham nhũng

VÕ VĂN THÀNH thực hiện
VÕ VĂN THÀNH thực hiện

TT - Trả lời Tuổi Trẻ về tình hình chống tham nhũng, ông Phạm Anh Tuấn - phó trưởng Ban Nội chính trung ương - nhấn mạnh “dứt khoát phải xử lý trách nhiệm nếu không tự phát hiện tham nhũng”.

Ông Phạm Anh Tuấn - phó trưởng Ban Nội chính trung ương - Ảnh: T.H.

Bộ Chính trị yêu cầu các trường hợp phát hiện dấu hiệu tội phạm qua thanh tra, kiểm toán thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra, hạn chế lạm dụng xử lý kỷ luật, hành chính, kinh tế thay cho xử lý bằng pháp luật

Ông Phạm Anh Tuấn

Cuộc trao đổi diễn ra khi hiện nay địa phương nào cũng đánh giá “tình hình tham nhũng diễn biến phức tạp”, nhưng một số địa phương báo cáo không tự phát hiện được tham nhũng trong nội bộ.

Không loại trừ người đứng đầu cũng “dính chàm”

* Khi nói đến việc phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, ông nghĩ sao khi gần đây nhiều địa phương báo cáo không phát hiện tham nhũng?

- Đúng là vấn đề này đã gây băn khoăn trong dư luận xã hội. Ở đây hiểu rằng có địa phương báo cáo qua kiểm tra nội bộ chưa phát hiện tham nhũng, có địa phương lại báo cáo qua thanh tra và kiểm tra nội bộ chưa phát hiện.

Như vậy, vấn đề chính ở đây là công tác tự phát hiện không đồng nhất với việc trong thời gian qua ở tỉnh, thành đó có hoặc không phát hiện và xử lý việc tham nhũng nào hay không.

Có thể các cơ quan chức năng ở địa phương từ bên ngoài vẫn phát hiện và xử lý theo quy định pháp luật, nhưng từ bên trong, từ nội bộ thì khâu tự phát hiện rất yếu.

* Theo ông, nguyên nhân vì sao?

- Trong kế hoạch thực hiện nghị quyết trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Trung ương Đảng có giao Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng chủ trì tiến hành kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố các vụ án tham nhũng, trước hết là những vụ nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Sau ba năm, Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng - trong đó Ban Nội chính trung ương là cơ quan thường trực - thấy có một số bất cập, từ đó đã tham mưu cho Bộ Chính trị ban hành chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.

Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được trong công tác phòng chống tham nhũng, chỉ thị này nêu rõ nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém liên quan đến vấn đề nêu trên trước hết do người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý tham nhũng; chưa ý thức đầy đủ hậu quả của tham nhũng ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, sự tồn vong của chế độ; chưa thật sự coi chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

* Lâu nay đã có một số văn bản quy định về trách nhiệm người đứng đầu, nhưng đây vẫn là nguyên nhân cơ bản, vì sao thưa ông?

- Theo ý kiến cá nhân tôi thì có ba vấn đề lớn. Một là ý thức trách nhiệm của người đứng đầu không cao dẫn đến không muốn phát hiện, xử lý tham nhũng, ngại va chạm.

Hai là về khách quan, hành vi tham nhũng thường có độ ẩn cao, không dễ phát hiện, nếu không chủ động và không sâu sát thì nhiều khi bị che mắt.

Ba là không loại trừ ở nơi này nơi khác bản thân người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng dính vào tiêu cực, bàn tay đã nhúng chàm thì còn phát hiện, xử lý người khác sao được.

Trong ba trường hợp trên, trường hợp thứ ba nếu phát hiện thì đương nhiên họ phải bị xử lý theo quy định pháp luật.

Đối với hai trường hợp còn lại, nay chỉ thị của Bộ Chính trị nêu rõ phải xử lý kịp thời và nghiêm minh.

Chỉ thị đã giao người đứng đầu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng, trước đây trách nhiệm chưa rõ, nay giao trách nhiệm trực tiếp nghĩa là không được giao khoán cho ai khác, ngay cả với cấp phó.

Thước đo trách nhiệm người đứng đầu

* Như ông nói, tham nhũng là hành vi ẩn, người đứng đầu có thể viện lý do này để biện minh việc cơ quan, đơn vị do họ phụ trách không tự phát hiện được tham nhũng?

- Như tôi đã nói ở trên, chủ động tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ là khâu yếu từ trước đến nay.

Để khắc phục tình trạng này, chỉ thị của Bộ Chính trị giao người đứng đầu phải chủ động tự phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

Ở đây có một thái độ rất dứt khoát là nếu như người đứng đầu để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý nhưng không chủ động phát hiện, xử lý, đặc biệt đối với trường hợp bao che, ngăn cản việc phát hiện, xử lý tham nhũng thì phải được xử lý nghiêm minh.

Từ nay trở đi, nếu người đứng đầu không chủ động tự phát hiện tham nhũng trong cơ quan do mình phụ trách, để đến khi cơ quan chức năng bên ngoài phát hiện và thông qua việc phát hiện đó thấy rằng lẽ ra đây là vụ việc có thể được làm rõ từ trong nội bộ thì dứt khoát phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu.

Việc xử lý trước mắt vận dụng theo quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm người đứng đầu và tiếp tục bổ sung theo tinh thần kết quả công tác phòng chống tham nhũng là thước đo đánh giá phẩm chất, năng lực, trách nhiệm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu.

* Ngoài các nội dung nêu trên, chỉ thị lần này của Bộ Chính trị có những nội dung đáng chú ý nào khác, thưa ông?

- Một khâu yếu khác lâu nay là qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phát hiện sai phạm kinh tế nhiều nhưng xử lý theo pháp luật - trong đó có xử lý hình sự - là ít, không tương xứng.

Vì vậy Bộ Chính trị yêu cầu các trường hợp phát hiện dấu hiệu tội phạm qua thanh tra, kiểm toán thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra, hạn chế lạm dụng xử lý kỷ luật, hành chính, kinh tế thay cho xử lý bằng pháp luật.

Một vấn đề đáng chú ý khác là Bộ Chính trị yêu cầu sơ kết tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, Ban Nội chính trung ương và ban nội chính các tỉnh ủy, thành ủy để có sự điều chỉnh theo hướng cụ thể hơn về thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.

Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng được giao chủ trì nghiên cứu, đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng theo hướng tăng thẩm quyền, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.

Hiện nay chúng ta có ba cơ quan, đơn vị chuyên trách ở Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Qua nghiên cứu có thể đề xuất những điều chỉnh cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công tác phát hiện, xử lý tham nhũng trong tình hình hiện nay.

Không phân biệt người có hành vi tham nhũng là ai

Chỉ thị của Bộ Chính trị nêu: “Phải xác minh, điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật những vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện với nguyên tắc: tích cực, khẩn trương; làm rõ đến đâu xử lý đến đó; không phân biệt người có hành vi tham nhũng là ai, đã có dấu hiệu tội phạm phải khởi tố điều tra và đã kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử.

Chú trọng áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt theo quy định của pháp luật để kịp thời phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng”.

VÕ VĂN THÀNH thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cứu 4 người trong vụ cháy nhà lúc nửa đêm

Lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH Công an Hải Phòng đã kịp thời cứu 4 người trong một gia đình thoát nạn trong vụ cháy nhà lúc nửa đêm.

Cứu 4 người trong vụ cháy nhà lúc nửa đêm

Sạt lở đất trong đêm sập đổ nhà dân ở Lào Cai, hai mẹ con chết

Tối 13-7, trên địa bàn xã Xuân Ái (tỉnh Lào Cai) xảy ra vụ sạt lở đất khiến hai nhà dân bị vùi lấp, sập đổ. Vụ việc làm hai người chết, ba người bị thương.

Sạt lở đất trong đêm sập đổ nhà dân ở Lào Cai, hai mẹ con chết

Dân làm thủ tục hành chính nhanh nhờ cán bộ bán chuyên trách về khu phố 'cầm tay chỉ việc'

29 cán bộ bán chuyên trách được phân về các khu phố ở phường Xuân Hương - Đà Lạt (Lâm Đồng) hỗ trợ trực tiếp cho dân làm thủ tục hành chính.

Dân làm thủ tục hành chính nhanh nhờ cán bộ bán chuyên trách về khu phố 'cầm tay chỉ việc'

Hà Nội cần làm gì để cấm xe máy chạy xăng, giải quyết vấn đề môi trường?

Thủ tướng chỉ thị yêu cầu Hà Nội nghiên cứu cấm xe máy vào đường vành đai 1 từ 1-7-2026. Trong khi đó chuyên gia có ý kiến khác nhau.

Hà Nội cần làm gì để cấm xe máy chạy xăng, giải quyết vấn đề môi trường?

Một công an đang đi bộ thể dục bị bánh xe container văng ra tông chết

Một cán bộ Công an phường An Nhơn Bắc (Gia Lai) đi bộ thể dục sau giờ làm việc, bất ngờ bị cặp bánh xe container văng ra, tông chết tại chỗ.

Một công an đang đi bộ thể dục bị bánh xe container văng ra tông chết

Khuyến sinh cần 'liều thuốc' đủ mạnh

Các chính sách có phải là "liều thuốc" đủ mạnh để khuyến sinh khi mà mức sinh tại nước ta "thấp dần đều" đáng báo động trong nhiều năm.

Khuyến sinh cần 'liều thuốc' đủ mạnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar