01/09/2020 11:00 GMT+7

Xu hướng 'tự chăm sóc sức khỏe' đem lại lợi ích sức khỏe cộng đồng

P.Q
P.Q

Báo cáo độc quyền vừa được công bố bởi KPMG và Sanofi cho thấy xu hướng 'tự chăm sóc sức khỏe' mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cộng đồng và kinh tế xã hội nước ta.

Xu hướng tự chăm sóc sức khỏe đem lại lợi ích sức khỏe cộng đồng - Ảnh 1.

Hội nghị trực tuyến giới thiệu báo cáo độc quyền và đầu tiên về tự chăm sóc sức khỏe do KPMG Việt Nam & Sanofi Việt Nam tổ chức

Tự chăm sóc sức khỏe là gì?

Theo định nghĩa từ WHO, tự chăm sóc sức khỏe là cách mỗi cá nhân có khả năng tự chăm sóc cho nhu cầu thể chất, kiểm soát các vấn đề bệnh lý nhẹ và các chứng bệnh mãn tính của bản thân. 

Đây được xem là giải pháp giúp giảm tải áp lực lên hệ thống y tế, kiểm soát thành công chi tiêu y tế, thúc đẩy hành vi chăm sóc sức khỏe phù hợp, trong đó mỗi cá nhân chịu một phần trách nhiệm với sức khỏe của chính mình.

Thực tế, mô hình này không mới và đã được các quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, Brazil, Nhật Bản... áp dụng, kết hợp vào hệ thống y tế quốc gia như một phần cốt lõi. Nó được xem là tiền đề quan trọng hỗ trợ cho những mục tiêu dài hạn về y tế lẫn kinh tế xã hội của nước nhà.

Tác động tích cực của tự chăm sóc sức khỏe trên nhiều phương diện

Tại Hội nghị trực tuyến giới thiệu báo cáo độc quyền và đầu tiên - "Sức mạnh của việc tự chăm sóc sức khỏe - Nỗ lực hướng đến mục tiêu bao phủ sức khỏe toàn dân" do KPMG Việt Nam phối hợp cùng Sanofi Việt Nam tổ chức vừa qua, ông Luke Treloar - Giám đốc, Trưởng Khối Tư vấn Ngành hàng Chăm sóc Sức khỏe & Khoa học Đời sống, KPMG Việt Nam nhận định Việt Nam có đầy đủ tiềm năng và cơ hội phát triển mô hình chăm sóc sức khỏe.

Những nghiên cứu và phân tích chúng tôi tổng hợp trong Báo cáo chỉ ra rằng: Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có hệ thống chăm sóc y tế khá phát triển tại Đông Nam Á với gần 90% dân số (khoảng 84 triệu người) đã có cùng mức bảo hiểm hỗ trợ (theo khảo sát năm 2018) và ước tính khả năng phòng ngừa các bệnh mãn tính trong nước lên đến 80% (theo WHO).

Các chuyên gia cho biết, một trong những lợi ích trước mắt khi triển khai mô hình tự chăm sóc sức khỏe là việc tiết kiệm được chi phí y tế do nâng cao hiểu biết về chăm sóc sức khỏe của người dân và mở rộng cơ hội tiếp cận với các phương pháp điều trị . 

Theo ước tính, giải pháp này có thể mang lại 4,2 tỉ đô cho lợi ích kinh tế và tiết kiệm lên đến 0,6 tỉ đô cho ngân sách của hệ thống y tế quốc gia nhờ cắt giảm các khoản phí y tế không cần thiết.

Các kết quả tài chính khả quan từ chương trình tự chăm sóc sức khỏe không phải là lợi ích duy nhất đạt được nếu triển khai mô hình y tế này. 

Cả bệnh nhân, chính phủ và ngành y tế đều được lợi từ ảnh hưởng tích cực của chương trình, bao gồm chất lượng sức khỏe được cải thiện, chi phí được giảm thiểu, năng suất lao động được nâng cao, tăng khách hàng lâu dài cho các nhà thuốc, phát triển kinh tế vi mô, thậm chí góp phần tích cực cho ngân sách thuế. 

Đặc biệt, đây là giải pháp thiết thực, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cộng đồng, nhất là trong bối cảnh xã hội đang chịu nhiều áp lực về y tế & kinh tế xã hội khi đại dịch COVID-19 đang diễn tiến phức tạp.

Xu hướng tự chăm sóc sức khỏe đem lại lợi ích sức khỏe cộng đồng - Ảnh 2.

Ngoài ra, những nỗ lực để hoàn chỉnh tự chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ đem đến những đóng góp cần thiết giúp Việt Nam đạt đến tiêu chuẩn Bao phủ sức khỏe toàn dân (UHC) vào năm 2030 - một cột mốc của nỗ lực hỗ trợ quốc gia trong xóa đói giảm nghèo, giảm tỉ lệ thất nghiệp, nâng cao năng suất lao động và trình độ văn hóa.

Đề xuất triển khai chương trình tự chăm sóc sức khỏe

"Chất lượng sức khỏe toàn dân tỉ lệ thuận với năng suất lao động và sự thịnh vượng của quốc gia. Giữa sức khỏe và giáo dục tồn tại một mối tương quan tỉ lệ thuận, tương tự như quan hệ tương hỗ giữa sức khỏe và kinh tế. 

Do đó, để phát triển được chương trình tự chăm sóc sức khỏe hiệu quả, chúng ta cần tăng cường giáo dục và nâng cao hiểu biết cộng đồng. Đây chính là nền tảng quan trọng của chương trình" - ông Luke Treloar chia sẻ thêm.

Một yếu tố khác có vai trò gắn kết việc sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có với hiểu biết về chăm sóc sức khỏe là xu hướng sử dụng nền tảng kỹ thuật số. Thông qua internet và các ứng dụng chuyên biệt về chăm sóc sức khỏe, người dân có thể tự cập nhật kiến thức chăm sóc sức phù hợp tuổi tác, ngôn ngữ và khu vực địa lý.

"Công tác nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng, đặc biệt là giáo dục về tự chăm sóc sức khỏe, là vô cùng quan trọng. 

Một cách làm hiệu quả đã được áp dụng thành công tại nhiều nước trên thế giới là mở rộng cơ hội tiếp cận của người dân với các phương pháp tự kiểm soát và điều trị các triệu chứng bệnh thông thường, từ đó giúp giảm tải áp lực cho hệ thống y tế quốc gia", bà Penn Policarpio - Tổng Giám đốc, Khối Ngành hàng Chăm sóc Sức khỏe Người tiêu dùng, Sanofi Việt Nam và Campuchia chia sẻ.

Để hiểu hơn về chương trình này và các giá trị thiết thực mà tự chăm sóc sức khỏe mang lại, bạn có thể đọc bản báo cáo đầy đủ tại đây.

P.Q

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Cô gái trẻ đi khám bệnh phát hiện mất một đoạn xương chân khi chụp X-quang. Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều rất ngạc nhiên.

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Với tầm nhìn chung trong việc đưa các thiết bị y tế thế hệ mới, dễ sử dụng và tích hợp công nghệ thông minh đến gần hơn với cộng đồng, Long Châu đã hợp tác cùng OMRON – thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giải pháp theo dõi sức khỏe tại nhà

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar