06/10/2011 08:14 GMT+7

Xu hướng phim Việt hóa sẽ còn tiếp tục

N.LINH - C.KHUÊ ghi
N.LINH - C.KHUÊ ghi

TT - LTS: Xung quanh câu chuyện nở rộ phim truyền hình Việt hóa và nỗi lo thiếu kịch bản thuần Việt (Tuổi Trẻ ngày 4 và 5-10), Tuổi Trẻ ghi nhận thêm ý kiến của đạo diễn Đỗ Thanh Hải - giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) và đạo diễn Phan Đăng Di - người biên tập kịch bản phim Thiên sứ lông bông (đang phát sóng trên HTV2), Chit và Pi và một số bộ phim chưa lên sóng...

* Đạo diễn Đỗ Thanh Hải: Việt hóa cũng là học

Phim Việt hóa không phải là một lựa chọn tồi trong sản xuất phim truyền hình. Nhưng quan trọng là sự cẩn trọng trong từng khâu Việt hóa. Nếu ai đó có tâm lý cho rằng Việt hóa phim truyền hình rất dễ là hoàn toàn sai lầm! Chúng ta không thể làm việc sao chép, minh họa. Có muốn minh họa cũng không được, vì công nghệ sản xuất phim của chúng ta còn thua xa các nền công nghiệp điện ảnh khác.

Công việc làm phim cũng như xây dựng một ngôi nhà, có nhiều thành phần cùng tham gia thực hiện. Trong đó kịch bản như bản vẽ của kiến trúc sư, chi phối các bộ phận, cùng dựa trên đó để triển khai công việc.

Do vậy, kịch bản Việt hóa nếu chưa phù hợp sẽ tạo ra một ngôi nhà không có sự phù hợp cảnh quan, cảm nhận của người xung quanh. Triển khai Việt hóa bao giờ nhóm kịch bản và êkip sáng tạo đều cần đặt câu hỏi: Nội dung cảnh quay này có cho khán giả thấy câu chuyện đang diễn ra trong đời sống xã hội của mình không?

Cá nhân tôi nghĩ cốt truyện văn học rất quan trọng với việc làm phim, bởi vậy nếu là một cốt truyện hay thì không cần e ngại nó là của nước ngoài hay VN, quan trọng là bộ phim đó được làm như thế nào. Thực tế cũng cho thấy rõ các nền công nghiệp điện ảnh phát triển trên thế giới vẫn thường xuyên săn lùng và lựa chọn các kịch bản nước khác để đem về chuyển thể, viết lại kịch bản và sản xuất. ]

Việc chuyển thể kịch bản đã và đang diễn ra rất thoải mái. Tại một số hội chợ phim quốc tế, các đồng nghiệp vẫn thường xuyên mua bán, trao đổi bản quyền phim và các chương trình. Vì vậy xu hướng này sẽ còn tiếp tục và chúng ta phải chấp nhận, vấn đề là cách lựa chọn và cách chuyển thể, cách làm phim thế nào để khán giả chấp nhận.

Bên cạnh đó, cũng cần thấy quá trình Việt hóa kịch bản là quá trình cả êkip có dịp học cách triển khai câu chuyện một bộ phim dài tập. Chúng tôi không ngần ngại để nói rằng việc học tập từ các tác phẩm của đồng nghiệp quốc tế là cần thiết.

Đây không phải là sự sao chép để phải e ngại. Đó là cách lựa chọn khôn ngoan của những người làm phim VN, khi chúng ta không có môi trường đào tạo chuyên nghiệp về việc làm phim.

* Đạo diễn Phan Đăng Di: Cần một cơ chế cạnh tranh lành mạnh

Chất lượng kịch bản truyền hình kém là một thực tế phải thừa nhận, lý do không hẳn nằm ở tiền bạc hay nhân lực mà nằm ở yêu cầu về chất lượng phim của các nhà đài với nhà sản xuất.

Theo tôi biết hiện nay nếu phim được lên sóng thì lợi nhuận mà nhà sản xuất thu được là như nhau, không phân biệt phim hấp dẫn hay không. Khi chất lượng phim không đi kèm với lợi nhuận thì không lý do gì nhà sản xuất phải đầu tư nhiều cho khâu sáng tạo (kịch bản, đạo diễn, diễn xuất). Tương tự, nếu mức nhuận bút cho các nhà biên kịch vẫn cào bằng cho mọi phim thì chẳng ai còn mặn mà đầu tư nghiêm túc để viết hay hơn.

Cứ so với Hàn Quốc hay Mỹ chẳng hạn, với phim truyền hình biên kịch là vua, phim càng ăn khách họ càng được trả cao, thậm chí cao nhất trong êkip sáng tạo và trong một số trường hợp họ còn có quyền yêu cầu nhà sản xuất thay đổi diễn viên hay đạo diễn. Họ có được vị trí đó vì họ là người quyết định sự hấp dẫn của phim bằng tài năng kể chuyện. Nhưng chuyện đó không có ở VN.

Tôi nhớ là khi Bỗng dưng muốn khóc gây sốt với khán giả, tôi chẳng nghe được thông tin nào về việc êkip sáng tạo của phim lĩnh được nhuận bút kếch sù - điều mà theo logic thông thường đúng ra họ phải được hưởng.

Để phim truyền hình chuyên nghiệp và tốt hơn ở VN, theo tôi, chỉ có một cách duy nhất thôi, đó là có một cơ chế cạnh tranh lành mạnh được đo bằng mức độ hài lòng của khán giả thông qua tỉ suất người xem. Phim nào có nhiều người xem thì thu nhập của nhà sản xuất lẫn êkip sáng tạo phải cao và ngược lại.

Thay vì cạnh tranh về thời lượng và khả năng lên sóng như hiện nay, các nhà sản xuất và nhà đài nên hướng cuộc chơi theo hướng cạnh tranh về chất lượng. Phim càng nhiều người xem thì nhà sản xuất và êkip thực hiện càng được trả cao và ngược lại, đó là quy trình đơn giản và lành mạnh mà chúng ta nên theo.

N.LINH - C.KHUÊ ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyện tình đồng tính nam trong The History of Sound khiến khán giả ở Cannes rơi lệ

Thảm đỏ Cannes ngày 21-5 có sự xuất hiện của loạt ngôi sao nổi tiếng như Naomi Campbell, Paul Mescal, 'công chúa Hollywood' Elle Fanning, Hoa hậu Thế giới 1994 Aishwarya Rai Bachchan, Michelle Rodriguez...

Chuyện tình đồng tính nam trong The History of Sound khiến khán giả ở Cannes rơi lệ

Phim mới của Trương Tịnh Nghi thảm bại phòng vé dù cố tận dụng cơn sốt của Na Tra

Dù mang thông điệp ý nghĩa, remake từ kiệt tác Oscar CODA và có sự góp mặt của 'con cưng phòng vé' Trương Tịnh Nghi, Độc nhất vô nhị vẫn trở thành bom xịt đáng thất vọng, nối tiếp chuỗi thất bại của điện ảnh Hoa ngữ thời gian gần đây.

Phim mới của Trương Tịnh Nghi thảm bại phòng vé dù cố tận dụng cơn sốt của Na Tra

Bạo lực tàn khốc, tình dục bạo liệt hội đủ trong top 5 phim gây tranh cãi nhất lịch sử Cannes

Liên hoan phim Cannes từ lâu đã nổi tiếng với việc tôn vinh những tác phẩm điện ảnh táo bạo, mang đậm dấu ấn cá nhân và không ngại đụng chạm đến những chủ đề nhạy cảm.

Bạo lực tàn khốc, tình dục bạo liệt hội đủ trong top 5 phim gây tranh cãi nhất lịch sử Cannes

Johnny Trí Nguyễn: Hậu duệ gia tộc lừng lẫy, chán điện ảnh và không tìm hạnh phúc riêng

Johnny Trí Nguyễn là hậu duệ gia tộc võ thuật và nghệ thuật lừng lẫy. Anh trò chuyện với Tuổi Trẻ về tám năm vắng bóng điện ảnh và không còn tìm kiếm hạnh phúc gia đình riêng.

Johnny Trí Nguyễn: Hậu duệ gia tộc lừng lẫy, chán điện ảnh và không tìm hạnh phúc riêng

Nhận mưa lời khen từ Cannes, Sound of Falling có chạm được Cành cọ vàng?

Theo Deadline, Sound of Falling nhận cơn mưa lời khen từ giới phê bình tại Liên hoan phim Cannes 2025 và đang là ứng viên nặng ký nhất cho giải Cành cọ vàng ở thời điểm hiện tại.

Nhận mưa lời khen từ Cannes, Sound of Falling có chạm được Cành cọ vàng?

Jodie Foster trở lại sau 20 năm; Scarlett Johansson gây sốt với phim đầu tay ở Cannes

Thảm đỏ Cannes ngày 20-5 có sự xuất hiện của loạt ngôi sao nổi tiếng như Jodie Foster, Adrien Brody, Scarlett Johansson, June Squibb, James Franco...

Jodie Foster trở lại sau 20 năm; Scarlett Johansson gây sốt với phim đầu tay ở Cannes
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar