28/03/2018 19:40 GMT+7

Xông thanh long từ trên trời

SƠN LÂM
SƠN LÂM

TTO - Việc xông bằng đèn cao áp được các chủ vườn thanh long tại huyện Châu Thành, Long An áp dụng từ nhiều năm nay.

Xông thanh long từ trên trời - Ảnh 1.

Mô hình xông thanh long bằng đèn cao áp - Ảnh: NAM TRẦN

Mô hình này làm giảm tải nguy hiểm, góp phần giảm việc quá tải nguồn điện tại những vùng thanh long lớn trên cả nước. Cảnh quan vườn tược cũng bớt "rối" vì dây điện chạy chằng chịt, bóng đèn treo lổn ngổn quanh các trụ thanh long.

Việc xông thanh long bắt đầu được áp dụng tại ấp 7, xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành, Long An từ năm 2012. Ông Nguyễn Minh Chánh, một trong những người ứng dụng mô hình này tại vườn thanh long nhà mình, cho biết mô hình ra đời trong bối cảnh tình trạng thiếu điện để cung ứng cho vùng thanh long Châu Thành đang khiến các nhà quản lý khá đau đầu.

"Trước đây, người dân đa số vẫn dùng bóng đèn tròn 75W để xông thanh long. Lượng điện tiêu hao rất nhiều dẫn đến việc quá tải điện thường xuyên diễn ra ở vùng này. Khi nghe về mô hình xông bằng đèn cao áp, chúng tôi thử ngay", ông Chánh kể.

Các trụ đèn cao áp được dựng lên, chia vườn thanh long ra những khoảng ô bằng nhau.

"Các bóng đèn đều được thiết kế rời, để có thể xoay chuyển hướng tùy ý. Vì mỗi mùa, mặt trời đều có hướng khá khác nhau, tùy vào hướng nắng mà ban đêm mình ngả đèn để bổ sung ánh sáng cho thanh long ra trái đều", ông Chánh nói thêm.

Ưu điểm của mô hình này là hạn chế rủi ro, tai nạn liên quan đến điện bởi hệ thống dây điện được chạy phía trên cao. Người dân vẫn có thể tiến hành làm vườn như bình thường vào ban ngày mà không phải sợ... điện giật.

Lượng điện giảm hơn một nửa so với việc xông thanh long bằng đèn tròn 75W trước đây. Cụ thể với 600 gốc thanh long, nếu xông bằng bóng đèn tròn 75W trong vòng 20 ngày, chủ vườn tốn khoảng

15 triệu đồng tiền điện. Trong khi với hệ thống đèn cao áp thì chỉ tốn khoảng hơn 6 triệu đồng.

Ông Nguyễn Minh Lâm - một trong những người xông thanh long bằng đèn cao áp từ 5 năm nay - nhận định: "Ban đầu, người dân còn nghi ngờ, tuy nhiên qua 5 năm trồng, tui khẳng định là hiệu quả vẫn giống như việc xông bằng bóng đèn tròn".

Tuy nhiên, ông Lâm cho biết mô hình này cũng có điều kiện là chi phí đầu tư vào khá cao, gấp khoảng 3 lần so với đầu tư hệ thống dây điện và bóng đèn xông dưới mặt đất theo kiểu truyền thống, nên vẫn còn khá hạn chế người chịu đầu tư.

Ông Nguyễn Văn Thình - Chủ tịch UBND huyện Châu Thành Long An - cho biết hiện tại, trên toàn địa bàn huyện Châu Thành có 33 hộ sử dụng mô hình này, với diện tích tổng cộng hơn 25ha.

SƠN LÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bảo tồn sếu đầu đỏ: 'Người nuôi sếu rồi sếu sẽ nuôi người'

Thái Lan là nơi điển hình về bảo tồn sếu bởi đã nuôi thả thành công, có thể nói "ban đầu người nuôi sếu, sau này sếu sẽ nuôi người" gắn với phát triển sinh kế, du lịch địa phương. Đó là ý kiến của đa số nhà tài trợ đề án bảo tồn sếu đầu đỏ.

Bảo tồn sếu đầu đỏ: 'Người nuôi sếu rồi sếu sẽ nuôi người'

Về Cà Mau mùa nước ngập đồng hái bông súng ma

Bông súng ma là loại rau đặc sản, phổ biến ở miền Tây, nhất là vào mùa nước nổi.

Về Cà Mau mùa nước ngập đồng hái bông súng ma

Trồng 120.000 cây mắm tại Cà Mau chống sạt lở đê Biển Tây

Chương trình 'Hành động vì một Việt Nam xanh' đã triển khai trồng 120.000 cây xanh tại Cà Mau để chống sạt lở đất, bảo vệ môi trường.

Trồng 120.000 cây mắm tại Cà Mau chống sạt lở đê Biển Tây

Mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long mất khoảng 300ha đất do sạt lở

Con số được nêu ra tại hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 4 diễn ra tại Cà Mau.

Mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long mất khoảng 300ha đất do sạt lở

Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt ngưỡng giảm phát thải carbon

Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt được ngưỡng giảm phát thải cacbon đề ra trong mục tiêu Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC).

Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt ngưỡng giảm phát thải carbon

Phát động cuộc thi tìm giải pháp chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Giải pháp tham gia có cơ hội nhận được tổng giải thưởng 15 tỉ đồng để thí điểm chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam, đồng thời được tiếp cận các quỹ đầu tư, đối tác doanh nghiệp, người làm chính sách…

Phát động cuộc thi tìm giải pháp chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar