23/08/2017 11:27 GMT+7

Xông mặt coi chừng hư da

NGỌC LOAN
NGỌC LOAN

TTO - Nhiều người nghe truyền miệng, liên tục xông mặt bằng các loại lá cây như tía tô, lá chanh, ngải cứu… với mong muốn đào thải chất bẩn cho da, trị mụn và làm đẹp da. Phương pháp này có thực sự hiệu quả?

Xông mặt không có tác dụng làm giãn nở lỗ chân lông để đào thải chất bẩn - Ảnh: NGỌC LOAN

Một bất cập của xông hơi là những phân tử nước len lỏi vào lỗ chân lông, đó có thể là những thành phần gây bít tắc thêm cho nang lông tuyến bã. Do đó chúng ta thấy lạm dụng xông hơi, da mặt hay nổi ra những cồi mụn hoặc nang lông bị to dần

BS VÂN THANH

Suốt một thời gian dài, chị V.T.T. (28 tuổi, ngụ TP.HCM) mỗi ngày đều mua các loại lá tía tô, ngải cứu, kinh giới về đun sôi, rồi xông mặt.

Chị T. nói: “Mỗi lần xông phải úp mặt cách nồi nước vừa đun nóng chừng 20-30cm, nóng lắm. Mặt mình mụn, các vết thâm do mụn để lại rất nhiều nên mình làm đủ mọi cách để trị mụn. Nghe bạn bè mách bảo về xông mặt, mình cũng làm theo. Được chừng một tháng, thấy không có kết quả mà da có vấn đề nên mình ngưng ngay”.

Không có tác dụng làm giãn nở lỗ chân lông

TS.BS Lê Thái Vân Thanh - phòng khám chăm sóc da, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết việc xông hơi hay làm ấm vùng da mặt nói chung có tác dụng làm tăng lưu lượng máu đến da (da hồng đỏ hơn), làm cho da được thư giãn.

Tuy nhiên, tác dụng làm giãn nở lỗ chân lông như mọi người vẫn nghĩ thì không thể xảy ra, vì lỗ chân lông được cấu tạo bởi cấu trúc khá vững chắc so với tác dụng tức thì của việc xông hơi. Cấu trúc vững chắc này được tạo nên bởi các tế bào sừng và chất sừng bện chặt nhau. Hơn nữa, việc co giãn nang lông còn bị chi phối bởi cơ giúp sợi lông dựng lên hay nằm xuống.

Chất bã nhờn và các hạt ô nhiễm trong nang lông tuyến bã đóng thành một khối chặt ở bên dưới của nang lông với cấu trúc sừng rất dày. Cho nên tác động của hơi ấm không thể đưa những chất đó lên bề mặt da. Tương tự, quan niệm làm lạnh sau khi xông hơi, như đắp khăn lạnh để co lại lỗ chân lông cũng không có tác dụng.

Do đó, những trường hợp như lỗ chân lông to, dễ bị mụn trứng cá, người có bệnh lý của nang lông tuyến bã thì không nên xông mặt, vì như thế sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Với những người bị mụn thì phải trị mụn, không khuyến khích dùng các loại lá xông.

Da mất nước, thô ráp nếu xông quá nhiều

Theo BS Vân Thanh, các loại lá được nhiều người dùng để xông mặt thường có thành phần tinh dầu cao. Trong đó, nhiều loại tinh dầu có tác dụng làm êm dịu da, sát khuẩn. Tuy nhiên, nếu chỉ đun nấu lên để xông thì rất khó để chiết tách được tinh dầu, ngoài ra chiết tách xong còn phải tính đến vấn đề làm sao cho tinh dầu bốc hơi, thẩm thấu vào da. Xông hơi bằng lá có tác dụng rất giới hạn trên da.

BS Vân Thanh lưu ý: “Xông hơi xong, da sẽ tiếp xúc với môi trường đầy hơi ẩm của nước, các tế bào sừng của da sẽ mềm và dễ bong tróc. Vì vậy, khi xông hơi xong tránh lấy tay hay khăn lau mạnh quá, như vậy dễ làm tổn thương bề mặt da, gây lão hóa da, da sần sùi, xỉn màu nhanh hơn”.

Hơn thế nữa, khi xông hơi, cơ thể hấp thu nhiệt nóng nên sẽ tăng tiết mồ hôi để điều hòa thân nhiệt, gây dễ bị mất nước. Vì vậy, nếu lạm dụng xông hơi, da dễ trở nên thô ráp.

Da đang có mụn, không nên xông mặt

Bác sĩ Phan Quốc Hưng - khoa khám bệnh, Viện Y dược học dân tộc TP.HCM - cho biết xông mặt có tác dụng đến đâu còn tùy thuộc vào hàm lượng tinh dầu có trong từng loại lá. Ngoài ra, còn phụ thuộc rất lớn vào loại da, cơ thể từng người, có người da khô, người da nhờn… Thêm nữa là phụ thuộc vào nhiệt độ khi xông.

Bác sĩ Hưng cảnh báo những người da đang bị viêm nhiễm cấp như mặt nhiều mụn, mặt bị sưng, người có bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, những trường hợp rối loạn điện giải do giảm kali, giảm canxi… phải cẩn thận khi xông mặt. Những người đang bị sốt cũng cần lưu ý xông sẽ làm ra mồ hôi, mất nước.

NGỌC LOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar