11/09/2004 14:07 GMT+7

Xóm "chạy thận"

NGUYỄN NGỌC TÚ
NGUYỄN NGỌC TÚ

TTCN - Những dãy nhà ổ chuột lụp xụp và ẩm thấp nằm sâu trong ngõ Cột Cờ, đối diện Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), là nơi cư ngụ lâu nay của rất nhiều bệnh nhân bị suy thận cấp ở giai đoạn cuối đang phải chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống.

Phóng to
Nỗi buồn của Công

Mỗi người mỗi quê, mỗi cảnh nhưng điểm chung của họ là phải hằng ngày, hằng giờ bươn chải kiếm tiền để giành sự sống ngắn ngủi

Học rất giỏi, ai cũng nghĩ Nguyễn Hồng Công sẽ có một tương lai sáng sủa. Thế nhưng tất cả đều đảo lộn khi cô được bệnh viện thông báo mình bị mắc bệnh suy thận cấp ở giai đoạn cuối. Kể từ đó một cuộc chiến giành lại sự sống bắt đầu với cô gái trẻ này. Quê ở Bắc Giang, sinh ra mà không biết mặt bố mình, bởi ông đã anh dũng hi sinh trong cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979 khi cô mới ba tháng tuổi.

Bệnh tật đã khiến Công trở thành một trong những “công dân” của xóm chạy thận bảy năm qua. Căn bệnh mà cô và hàng chục người trong xóm chạy thận mắc phải được xem là bệnh của nhà giàu vì việc điều trị hết sức tốn kém. Mỗi bệnh nhân phải đến bệnh viện lọc máu 3 lần/tuần, mỗi lần kéo dài ba tiếng đồng hồ nhằm duy trì sự sống. Bệnh nhân nào có thẻ bảo hiểm y tế thì còn đỡ, nếu không phải mất 300.000 đồng cho một lần chạy thận.

Công may mắn hơn “làng xóm” vì cô có thẻ bảo hiểm y tế, song vẫn phải mua những loại thuốc thiết yếu cho việc chạy thận như thuốc trợ tim, tiêu độc, hạ áp... mỗi ngày không dưới 30.000 đồng. Hằng tháng cô phải trả 300.000 đồng cho một phòng trọ ọp ẹp, chưa kể vô số những khoản chi lặt vặt khác.

Phóng to
Dãy nhà trọ của những bệnh nhân trong xóm "chạy thận"
Từ ngày mắc bệnh, gia đình cô đã phải bán hết nhà cửa, vật dụng trong nhà và đưa nhau về quê ngoại sống. Mẹ cô phải đi vay mượn của họ hàng, bạn bè và ngân hàng để có tiền chữa bệnh cho con gái mình. Những ngày ở trọ để chữa bệnh, Công đã thử đi bán bánh mì nhưng sức khỏe của cô không cho phép. Công chuyển sang nhận chăm sóc bệnh nhân thuê ngay tại khoa thận nhân tạo, mỗi ngày được 12.000 đồng để có tiền trang trải hằng ngày.

Những dãy nhà lụp xụp mà Công ở trọ cũng là nơi cư ngụ của gần 100 gia đình bệnh nhân chạy thận ở Bệnh viện Bạch Mai. Có một gia đình mà xóm chạy thận xem như một tấm gương để noi theo, đó là trường hợp của hai bố con ông Hiệu - quê ở Cẩm Thủy, Thanh Hóa.

Người con trai của ông tên Hùng đã mắc bệnh suy thận cấp hồi còn học lớp 7, nay đã được 10 năm rồi. Số tiền chữa trị cho con quá lớn đã khiến mọi đồ đạc trong nhà ông lần lượt ra đi. Hai bố con ông phải làm đủ thứ nghề để có tiền chữa bệnh và sống. Mọi người thường gọi ông Hiệu là “ông phích” bởi mỗi ngày ông nấu đến 50-100 phích nước sôi đem bán cho những bệnh nhân trong Bệnh viện Bạch Mai với giá 500 đồng/phích.

Lúc đầu ông Hiệu bị bảo vệ bệnh viện xua đuổi nhưng về sau thông cảm cho hoàn cảnh cùng cực của hai bố con, họ đã châm chước cho ông được bán hàng trong khuôn viên của bệnh viện. Rồi ông làm thêm đủ thứ từ bán kem, sửa xe, chăm sóc bệnh nhân thuê, dọn vệ sinh trong viện... cốt có tiền chạy thận cho con. Còn người con trai bệnh tật của ông thì được một người cùng ngõ thương tình cho làm gia công bút bi kim, mỗi tháng kiếm được vài trăm ngàn đồng.

Ông Hiệu cho biết: “Tôi sống ở xóm chạy thận này 10 năm rồi, ai mắc phải căn bệnh này giàu rồi cũng thành nghèo cả. Bệnh tình của con tôi thì vẫn thế”.

Trong xóm chạy thận này cứ thỉnh thoảng lại có người rời trần thế ra đi. Mới đây là chị Hạnh, quê ở Thái Bình, sau gần hai năm chữa chạy hết tiền đành về quê chờ ngày “gửi xác”.

Tại khoa thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai hiện nay có trên 500 bệnh nhân chạy thận, trong đó đa số là bệnh nhân nghèo chưa có thẻ bảo hiểm y tế. Nhằm hôé trợ phần nào cho bệnh nhân nghèo, Bệnh viện Bạch Mai đã cố gắng giảm từ mức 300.000 đôçng xuống 150.000 đồng/lần chạy thận cho những người không có thẻ bảo hiểm có hoàn cảnh khó khăn (100.000 đồng/lần cho bệnh nhân nghèo và quá nghèo).

Rõ ràng đây là một khoản kinh phí khổng lồ nằm ngoài tầm tay của nhiều gia đình có người mắc căn bệnh này. Bởi để duy trì sự sống, mỗi tháng bệnh nhân cần phải chạy thận 13 lần, mỗi lần 300.000 đồng, đó là chưa kể tiền thuốc bổ trợ, tiền trọ, tiền ăn...

Đây là bệnh mãn tính kéo dài đến cuối cuộc đời người bệnh, tức là số tiền tốn kém phải tính theo đơn vị hàng trăm triệu đồng. Với những người dân trong xóm chạy thận, cuộc sống của họ không có phép mầu...

NGUYỄN NGỌC TÚ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Gia Lai ra thời hạn xây trường bán trú cho học sinh 7 xã biên giới

Ông Phạm Anh Tuấn - chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, yêu cầu 7 xã biên giới phải trình quy hoạch xây dựng trường bán trú trước ngày 15-8.

Chủ tịch Gia Lai ra thời hạn xây trường bán trú cho học sinh 7 xã biên giới

Thủ tướng trao quyết định giao quyền bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho ông Trần Đức Thắng

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định giao quyền bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho ông Trần Đức Thắng.

Thủ tướng trao quyết định giao quyền bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho ông Trần Đức Thắng

Sốc với lời 'cho phép, xin lỗi, cảm ơn' ở Trung tâm hành chính công phường Thủ Đức

Dù chưa đạt được kết quả mong muốn, nhưng tôi khá 'sốc' với lời 'xin lỗi, cảm ơn' ở Trung tâm phục vụ hành chính công phường Thủ Đức.

Sốc với lời  'cho phép, xin lỗi, cảm ơn' ở Trung tâm hành chính công phường Thủ Đức

Nam thanh niên ở Hà Nội chết đuối khi đi bơi dưới hạ lưu thủy điện ở Lai Châu

Nam thanh niên ở Hà Nội cùng nhóm bạn ra khu vực chân đập thủy điện Phiêng Lúc (tỉnh Lai Châu) để tắm, không may bị chuột rút và chìm dần.

Nam thanh niên ở Hà Nội chết đuối khi đi bơi dưới hạ lưu thủy điện ở Lai Châu

Một xã ở Cà Mau xảy ra 23 vụ sạt lở đất

Từ đầu năm đến nay, xã Thanh Tùng (tỉnh Cà Mau) đã xảy ra 23 vụ sạt lở đất, làm hư hỏng nhà dân, đường giao thông và nhiều công trình dân sinh, gây thiệt hại gần 1,7 tỉ đồng.

Một xã ở Cà Mau xảy ra 23 vụ sạt lở đất

Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ yêu cầu xử lý 'cò mồi' làm thủ tục đất đai

Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Nguyễn Huy Ngọc yêu cầu các sở, ngành, địa phương nắm bắt, xử lý 'cò mồi' làm thủ tục đất đai tại trung tâm hành chính công tỉnh, xã sau khi vận hành chính quyền hai cấp.

Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ yêu cầu xử lý 'cò mồi' làm thủ tục đất đai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar