19/10/2020 08:21 GMT+7

Xét nghiệm gen phát hiện dị tật thai nhi

THÙY DƯƠNG
THÙY DƯƠNG

TTO - Công việc xét nghiệm gen để phát hiện nguy cơ bị dị tật bẩm sinh của thai nhi được thực hiện ra sao?

Xét nghiệm gen phát hiện dị tật thai nhi - Ảnh 1.

Một ca siêu âm kiểm soát định kỳ cho thai phụ - Ảnh: N.C.T.

Những bà mẹ sinh con bất thường trước đó đều có thể xét nghiệm gen khi mang thai lần tiếp theo để đánh giá thai nhi.

Phát hiện sớm

Một cặp vợ chồng ở TP.HCM đã đến khoa di truyền y học Bệnh viện Hùng Vương với mong muốn được làm xét nghiệm xem thai nhi người vợ đang mang 16 tuần có bất thường như những lần trước đó hay không. Người vợ, 35 tuổi, kể lại từ lúc mang thai lần thứ 4 đến nay cả hai vợ chồng chị đều rất hồi hộp, lo lắng vì không biết thai nhi có bị bất thường như 3 lần trước đó hay không.

Chị vợ kể rằng cả 3 lần mang thai trước đó, thai cứ đến 16-17 tuần lại bị phù và phải bỏ. Cả 3 lần mang thai trước đều bị thalassemia. Vợ chồng chị đã rất đau khổ vì lần nào cũng không giữ được con. Lần này, các bác sĩ cũng chỉ định chọc ối, xét nghiệm nước ối xem thai nhi có bị thalassemia như 3 lần trước hay không.

Khi nhận được kết quả xét nghiệm thai nhi không bị thalassemia, vợ chồng chị mừng đến phát khóc. Cả hai vợ chồng đã chờ đợi một em bé không bị bệnh từ rất lâu rồi.

Chị N.T.H. - 31 tuổi, ngụ TP.HCM - dẫn một bé trai 4 tuổi đến khoa di truyền y học. Bé trai này vào khoa chỉ biết đập phá, không có nhận thức, bác sĩ nói gì bé cũng không hiểu. Chị H. kể con chị bị chậm phát triển trí tuệ. Chị đang mang thai được 10 tuần và rất lo lắng vì không biết em bé trong bụng có bị như anh của bé không.

Các bác sĩ đã xét nghiệm gen cho bé lớn để tìm xem nguyên nhân gây chậm phát triển trí tuệ. Sau khi có kết quả của bé lớn, các bác sĩ mới xét nghiệm gen xem thai nhi trong bụng có gen giống anh của bé hay không.

Một bà mẹ có con trai học rất giỏi nhưng cháu bé lại bị gen Hemophilia - bệnh máu khó đông. Bà mẹ kể lúc còn nhỏ cháu bị xuất huyết dưới da. Bà đưa con đến bệnh viện khám thì được điều trị truyền yếu tố tán. 

Khi cháu học cấp II phải leo cầu thang lên lầu học, cháu bị xuất huyết khớp gối, khớp gối bị sưng lên, xuất huyết dưới da. Đến khi mang thai bé thứ 2, bà mẹ này muốn đến xét nghiệm xem bé thứ 2 có bị bệnh như bé đầu hay không.

Chẩn đoán trước sinh, trước tiền hôn nhân

Bác sĩ Nguyễn Văn Thông - trưởng khoa di truyền y học Bệnh viện Hùng Vương - cho biết khoa này là nơi chẩn đoán trước sinh xem em bé có bất thường không. 

Những thai phụ được siêu âm chẩn đoán thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, những bà mẹ sinh con bất thường trước đó… đều có thể xét nghiệm khi mang thai để đánh giá thai nhi. Ngay cả khi trẻ sinh ra, bác sĩ nhìn thấy mặt hơi "kỳ kỳ" cũng được khuyên đưa đến khoa để khoa tư vấn, làm xét nghiệm.

Theo bác sĩ Thông, tốt nhất hai bạn trẻ tính lập gia đình nên đi xét nghiệm chẩn đoán trước tiền hôn nhân. Khi có vấn đề gì bác sĩ sẽ tư vấn về nguy cơ và đưa ra những giải pháp như thụ tinh trong ống nghiệm, sàng lọc phôi (sẽ chẩn đoán phôi nào có vấn đề, chuyển các phôi không có vấn đề để giảm bớt những nguy cơ mà gia đình họ phải gánh chịu).

Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có gần 1,5 triệu trẻ em được sinh ra. Trong đó có khoảng 25.000 trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, 1.400 - 1.800 trẻ bị mắc bệnh Down,

1.000 - 1.500 trẻ bị dị tật ống thần kinh, 300 - 400 trẻ bị suy giáp bẩm sinh, đặc biệt có 15.000 - 30.000 trẻ bị thiếu men G6PD...

Khoa di truyền y học là nơi phát hiện sớm những thai phụ mang thai có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. 

Với mục tiêu phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh từ khi mới hình thành, đưa ra hướng điều trị thích hợp, kịp thời, đảm bảo sự an toàn của cả sản phụ và thai nhi, tránh cho ra đời những đứa bé đa dị tật, không thích hợp với cuộc sống. Khoa tư vấn di truyền trước sinh những trường hợp sàng lọc hội chứng Down có nguy cơ cao, các thai phụ có bất thường siêu âm, giúp thai phụ có những quyết định đúng.

Các chẩn đoán quan trọng trước sinh

Theo BS Nguyễn Văn Thông, khoa di truyền y học đẩy mạnh các kỹ thuật chuyên sâu về di truyền phân tử như chẩn đoán đột biến gen thalassemia, chẩn đoán nhiễm trùng bào thai TORCH, chẩn đoán nhanh các bất thường lệch bội thường gặp bằng kỹ thuật FISH, Bob prenatal, chẩn đoán các bất thường vì mất đoạn thường gặp gây chậm phát triển về trí tuệ vận động, chẩn đoán rubella bằng sinh học phân tử trên mẫu nước ối nhằm giảm các chỉ định bỏ thai không cần thiết.

Bên cạnh những kỹ thuật chẩn đoán trước sinh như chọc ối, sinh thiết gai nhau, chọc hút máu cuống rốn, khoa di truyền y học cũng đã thực hiện các kỹ thuật can thiệp điều trị thai như truyền máu cuống rốn, giảm ối, giảm thai chọn lọc, hủy thai.

Kỹ thuật mới phát hiện dị tật thai nhi

TTO - Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương Trần Danh Cường, chuyên gia về chẩn đoán trước sinh và sàng lọc sớm, cho biết có thể phát hiện dị tật thai nhi từ tuần thứ 12 của thai kỳ.

THÙY DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar