28/09/2014 11:04 GMT+7

​Xem tranh Facebook, nghĩ một chút về hạnh phúc

TRẦN NHÃ THỤY
TRẦN NHÃ THỤY

TT - Pawel Kuczynski vẽ tranh về Facebook. Họa sĩ người Ba Lan (sinh năm 1976) này từng có loạt tranh biếm họa mang phong cách “hài hước đen” (black humour).

Một bức tranh về Facebook

Cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ bức tranh vẽ cảnh một nhà máy đang thải khói ngùn ngụt đen sì lên bầu trời, và có những công nhân treo thang lên đó để sơn cho nó màu mây trắng. Hình như bức tranh đó có tên là Làm sạch không khí, làm sạch môi trường bằng trò tô vẽ.

Vẽ với một bút pháp phi lý, nhưng luôn chạm tới những hiện thực nghiệt ngã. Với loạt tranh Facebook, Pawel Kuczynski cũng dùng sự phi lý để chạm tới sự “nghiệt ngã” như vậy. Và, lần này, nó làm cho tôi giật mình. Vì sao? Vì tôi cũng chính là một người chơi Facebook.

Đầu tiên, mắt tôi nhìn vào bức tranh những người đàn ông đang ngồi trên sông băng thả cần câu chờ đợi, chỉ một người không cần câu đứng bên cái ô nước (cách điệu bằng logo Facebook) và chỉ với một cái khoát tay, những con cá từ cái ô nước đó tự động phóng lên cái xô trên bờ. Tôi đặt tên cho bức tranh này là Nghệ thuật câu cá mới.

Tiếp theo, mắt tôi dừng lại rất lâu ở bức tranh hai người đàn ông được trang bị để giao chiến với nhau, một người mang mặt nạ phòng độc, tay gậy, tay khiên; còn người kia bên túi kè một... khẩu súng Facebook. Tôi đặt tên cho bức tranh này là Súng bao (la) đạn.

Và một bức tranh hết sức ấn tượng, đó là bức hai con chó đang “kênh xì po” với nhau, mà hai cái đuôi (chữ F) vểnh lên... xanh lè. Bức tranh này được chú giải là: “Ngày xưa có câu con gà tức nhau tiếng gáy, còn ngày nay con cẩu tức nhau cái Facebook”. Và tôi đặt tên cho bức tranh này là Cẩu phây.

Không chỉ riêng tôi mà nhiều người cảm thấy bị “tức thở” với loạt tranh Facebook này. Không lạm bàn về việc hữu dụng hay tác hại của Facebook vì nhiều người đã nói rồi, nhưng xem tranh, tôi chợt nghĩ thế này: “Hiện nay cả thế giới đang dùng Facebook như một phương tiện dẫn tới sự hạnh phúc, thì liệu chúng ta có thật sự hạnh phúc?”.

Đây đương nhiên là câu hỏi không dễ dàng trả lời, nhưng chúng ta có thể nghĩ một chút về nó. Chúng ta nghĩ về việc con người ngày càng khuôn mình trong bốn bức tường với những chuyến phượt tưởng tượng và “chém gió” vũ bão (tôi thật sự biết có những người ngồi một chỗ mà bịa ra những chuyến viễn du sông hồ, vượt biên giới).

Chúng ta cũng nghĩ về mức độ “sát thương tâm lý” mà Súng bao (la) đạn gây ra (sự chỉ trích, phê phán, chửi bới trên mạng Facebook hiện nay là dày đặc, và Facebook nào càng “chuyên nghiệp” về chửi bới thì càng được đông đảo người hưởng ứng).

Chúng ta cũng nghĩ về sự thay đổi những giá trị cuộc sống mà Internet hay Facebook mang lại (chẳng hạn, khi một người mẹ trẻ dọn cơm ra bàn rồi nói với đứa con của mình rằng: “Bây giờ, trước khi ăn chúng ta phải làm gì nào?” (ý nói là phải rửa tay) thì đứa bé trả lời: “Dạ, chúng ta phải chụp hình, úp lên phây ạ!”).

Và, biết bao “ca” hài hước đen nhưng lại vô cùng hiện thực: “đại bàng” khoe tiệc trong nhà tù, sư thầy khoe được đại gia biếu điện thoại Vờ-tu (Vertu). Vân vân và vân vân.

Chọn lọc tự nhiên là điều hiển nhiên xưa cũ mà Charles Darwin đã từng nói. Hạnh phúc, chẳng phải là mẩu chọn lọc cuối cùng của con người hay sao? Có những người sau một thời gian chơi Facebook đã “khóa vĩnh viễn”.

Có những người biết cách sử dụng Facebook một cách hiệu quả trong chia sẻ thông tin, bán hàng và quảng bá thương hiệu. Có những người bị Facebook “hành” đến mất kiểm soát hành vi, nhân cách. Có những người sử dụng Facebook như một “trang cá nhân” độc đáo, bổ ích.

Xem tranh của Pawel Kuczynski, tôi nghĩ ông không vẽ hình chữ F xanh, mà vẽ thế giới con người trong chữ F xanh đó. Rốt cuộc thì chúng ta sống trong cuộc đời thực hay là chung thân với thế giới ảo?

Không biết bạn nghĩ sao, còn tôi, mỗi khi mở Facebook ra, thấy câu Bạn đang nghĩ gì? Thì lại nghĩ tới câu nói của nhà văn Sam Anderson: “Đã quá muộn để lui về một khoảng thời gian yên tĩnh hơn”.

TRẦN NHÃ THỤY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn chương Việt tìm đường ra quốc tế

Để đưa văn chương Việt ra quốc tế cần có nhiều yếu tố cộng hưởng từ các nhà xuất bản, công ty sách, dịch giả và chính bản thân tác giả.

Văn chương Việt tìm đường ra quốc tế

Dạy con không phải tìm cách để chúng sợ hãi mình

Theo TS Nguyễn Hồng Phương, nếp nhà là trái tim của gia đình, di sản từ quá khứ. Có những nếp nhà tốt đẹp cần tiếp tục giữ lại và phát triển, nhưng có những điều không còn phù hợp với thời đại thì phải can đảm thay đổi.

Dạy con không phải tìm cách để chúng sợ hãi mình

MC Minh Trang lên tiếng khi Làng Háo Hức bị phụ huynh tố nhà vệ sinh bẩn, con bị bắt nạt

MC Minh Trang - người sáng lập Làng Háo Hức - cho biết đã xin lỗi người mẹ cũng như nhờ chuyển lời xin lỗi đến bạn học sinh bị bắt nạt tại đây.

MC Minh Trang lên tiếng khi Làng Háo Hức bị phụ huynh tố nhà vệ sinh bẩn, con bị bắt nạt

Khoai Lang Thang và bữa tiệc nhớ đời ở khu ổ chuột Kenya châu Phi

Khoai Lang Thang vừa đăng clip về bữa ăn do nhóm anh tổ chức cho các em nhỏ và mọi người ở khu ổ chuột Kibera ở Kenya, châu Phi.

Khoai Lang Thang và bữa tiệc nhớ đời ở khu ổ chuột Kenya châu Phi

Trụ sở phường Sài Gòn thu hút người dân đến check-in

Bảng tên phường Sài Gòn, TP.HCM đang trở thành nơi check-in thu hút người dân và du khách.

Trụ sở phường Sài Gòn thu hút người dân đến check-in

Julian McMahon, ác nhân Doctor Doom của Fantastic Four, qua đời ở tuổi 56 vì ung thư

Nam diễn viên người Úc lịch lãm Julian McMahon, nổi tiếng qua loạt vai diễn nổi bật trong các series FBI: Most Wanted, Charmed, Nip/Tuck và hóa thân loạt phim Fantastic Four đầu những năm 2000, đã qua đời ở tuổi 56.

Julian McMahon, ác nhân Doctor Doom của Fantastic Four, qua đời ở tuổi 56 vì ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar