20/04/2025 07:18 GMT+7

Xem tranh cố họa sĩ Công Quốc Hà và thiền sư Pháp Hạnh

Những bức tranh quý vẽ những năm cuối đời của cố họa sĩ Công Quốc Hà được mang từ Thụy Điển về Hà Nội để giới thiệu với người yêu mỹ thuật, cùng với những bức tranh ấn tượng của thiền sư Pháp Hạnh từ Huế.

Công Quốc Hà - Ảnh 1.

Người mến mộ tranh Công Quốc Hà chụp ảnh kỷ niệm với tác phẩm Phố thời mở cửa - Ảnh: DANH KHANG

Tranh đang được bày tại Không gian Văn hóa Disa (Almaz Vinhomes Riverside, Hà Nội), thuộc khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa Disa diễn ra từ nay tới 24-4 để kỷ niệm Ngày Di sản Việt Nam (18-4), mở cửa miễn phí cho công chúng.

Phố thời mở cửa, tâm tư cuối đời của Công Quốc Hà

Các bức tranh được lựa chọn theo chủ đề “Việt Nam - Quốc gia của Tình thương”, cũng là chủ đề của Dự án Văn hóa Disa, mà Tuần lễ Văn hóa Disa là một trong các hoạt động của dự án.

Các tác phẩm sử dụng chất liệu đa dạng như acrylic, sơn dầu và sơn mài, và có điểm chung là đều thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc. Trong số 20 bức tranh của họa sĩ Công Quốc Hà, có 2 tác phẩm đặc biệt là Phố mùa thu Hà NộiPhố thời mở cửa.

Chị Hoàng Anh, con gái của họa sĩ Công Quốc Hà cho biết bố mình sáng tác bức tranh Phố thời mở cửa trong thời gian cuối của cuộc đời khi ông về nước, chứng kiến sự đổi thay không ngừng của thủ đô Hà Nội, bao gồm cả khu phố cổ nơi ông sinh ra và gắn bó, yêu thương.

Tranh vương vấn suy tư về sự đổi dời của dòng chảy đời sống, của phố.

Công Quốc Hà - Ảnh 2.

Người hâm mộ xem bức tranh Phố mùa thu Hà Nội của Công Quốc Hà - Ảnh: DANH KHANG

Còn bức tranh Phố mùa thu Hà Nội là điển hình trong dòng sáng tác về chủ đề phố của họa sĩ Công Quốc Hà, chứa đựng nhiều tình cảm về phố cũ Hà Nội, với màu sắc tươi sáng, được vẽ trên khổ lớn.

100 bức tranh trừu tượng của thiền sư Pháp Hạnh (tên thật là Nguyễn Quang Thịnh) lại mang đến một nguồn năng lượng mạnh mẽ của tình thương, như mạch nguồn của thiên nhiên vĩ đại.

Thiền sư Pháp Hạnh sinh năm 1965 tại Thừa Thiên Huế, hoạt động hội họa tự do và có nhiều tác phẩm sơn dầu theo trường phái trừu tượng.

Công Quốc Hà - Ảnh 3.

Một bức tranh của thiền sư Pháp Hạnh

Tình thương là di sản văn hóa của Việt Nam

Trưng bày tranh là một hoạt động của Dự án Văn hóa Disa với chủ đề “Việt Nam - Quốc gia của Tình thương”.

Dự án hướng đến việc xây dựng một hệ sinh thái văn hóa bền vững, kết nối nghệ thuật, hội họa và cộng đồng thông qua các hoạt động triển lãm, hội thảo, sự kiện nghệ thuật, sản phẩm văn hóa và chương trình cộng đồng.

Sẽ có giao lưu, thảo luận về nghệ thuật, chương trình biểu diễn âm nhạc, cuộc thi sáng tác hội họa chủ đề “Việt Nam - Quốc gia của Tình thương”, trình diễn tôn vinh áo dài…

“Dự án không chỉ hướng đến việc bảo tồn di sản mà còn mong muốn kiến tạo những giá trị mới, biến tình thương thành biểu tượng văn hóa của Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa. Tình thương chính là một di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam”, ông Hà Thuy Thanh, điều hành dự án, tác giả của cuốn sách Tình thương nói.

Triển lãm lớn nhất về tác phẩm của Michelangelo phục dựng bằng 3D

Tại Phòng trưng bày quốc gia Đan Mạch, khách tham quan có thể chiêm ngưỡng gần như toàn bộ các tác phẩm điêu khắc hiện còn của Michelangelo, theo CNN.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar