06/09/2014 08:40 GMT+7

Xem Đại thủy chiến, nghĩ đến điện ảnh Việt

HIẾU TRUNG
HIẾU TRUNG

TT - Thưởng thức tác phẩm đậm chất sử thi Roaring currents (Đại thủy chiến) của Hàn Quốc, khán giả VN lại mong chờ ngày lịch sử nước nhà được điện ảnh tôn vinh.

Nam diễn viên gạo cội Choi Min Sik trong vai tướng quân huyền thoại Yi Sun Sin - Ảnh: Hancinema

Điện ảnh Hàn Quốc phát triển một cách thần tốc từ thập niên 1990 với hàng loạt tác phẩm chất lượng cao ở mọi dòng phim, từ tâm lý, hành động, hình sự cho đến tình cảm hài.

Với Snowpiercer (Chuyến tàu băng giá) năm ngoái và giờ là Đại thủy chiến, Hàn Quốc đã chứng minh rằng quốc gia này cũng có thể sản xuất những “bom tấn” quy mô lớn, có tầm cỡ hoành tráng không kém gì các bộ phim hè Hollywood.

Bộ phim ăn khách nhất trong lịch sử Hàn Quốc

Đại thủy chiến ra mắt khán giả Hàn Quốc từ ngày 30-7-2014 và đến nay đã thu hút được 17 triệu lượt người xem (Hàn Quốc có dân số khoảng 50 triệu người), đạt doanh thu 111 triệu USD. Đây là bộ phim nội địa đầu tiên cán mốc 100 triệu USD tại Hàn Quốc. Đại thủy chiến được trình chiếu tại VN từ ngày 5-9.

Đại thủy chiến kể về trận chiến Myeongnyang tháng 10-1597 nổi tiếng trong lịch sử đất nước Hàn Quốc. Vương quốc Joseon (Triều Tiên) bị Nhật Bản xâm lược và sau thất bại thảm hại trong trận thủy chiến Chilcheollyang, lực lượng thủy quân Joseon tan vỡ, kinh thành Hanyang (Hán Thành, là Seoul ngày nay) đối mặt với nguy cơ sụp đổ.

Tướng quân Yi Sun Sin từng bị triều đình Joseon ruồng rẫy đã cùng vỏn vẹn 13 chiến thuyền cảm tử đánh chặn hạm đội 330 thuyền của xứ Phù Tang tại eo biển Myeongnyang.

Thấm đẫm tinh thần tự hào dân tộc, Đại thủy chiến tôn vinh phẩm chất anh hùng, sẵn sàng hi sinh vì đất nước của tướng quân Yi Sun Sin và những người chiến binh thuộc cấp của ông.

Tuy nhiên, trước sự tàn bạo của chiến tranh, lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng không dễ trỗi dậy. Không ít binh tướng của tướng quân Yi Sun Sin đã run rẩy, quỵ ngã, thậm chí sẵn sàng phản bội vì sợ hãi sức mạnh của kẻ thù.

Chỉ có sự hi sinh quên mình của vị tướng tài mới có thể truyền cảm hứng và tinh thần chiến đấu đến từng quân sĩ. Và những dòng nước chảy xiết trên biển chính là vũ khí để lực lượng thủy quân yếu ớt của tướng quân Yi Sun Sin đối phó với kẻ thù.

Với nội dung xây dựng một sự kiện lịch sử vĩ đại, Đại thủy chiến không dành nhiều đất cho sự phát triển tính cách nhân vật, dù nam diễn viên gạo cội Choi Min Sik của kiệt tác Old boy (Báo thù) thuở nào vẫn tràn đầy phong độ.

Điểm hấp dẫn nhất của bộ phim chính là các cảnh chiến thuyền giao tranh trên biển đầy căng thẳng, dữ dội đến choáng ngợp và nghẹt thở.

Xem Đại thủy chiến, dễ ngậm ngùi nhìn sang sử Việt. Thời trung đại VN là thời kỳ lịch sử chống giặc ngoại xâm từ phương Bắc đầy hào hùng với không ít những trận thủy chiến vĩ đại như hai trận Bạch Đằng Giang mà Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán năm 938 và quân dân nhà Trần diệt giặc Nguyên năm 1288.

Khi nào điện ảnh VN mới tái hiện được những chiến công hào hùng của cha ông, để thế hệ trẻ có cơ hội học lịch sử bằng hình ảnh sinh động, hấp dẫn?

Câu hỏi đó phải để dành cho những nhà làm điện ảnh VN. Kinh nghiệm của điện ảnh Hàn Quốc chắc chắn là một bài học phát triển đáng giá. Còn các khán giả bình thường như chúng ta thì chỉ có thể xem những phim như Đại thủy chiến và mơ... 

HIẾU TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Triển lãm ‘Rạng rỡ tên Người’ tại báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội) đang giới thiệu tới người xem những bức ảnh cảm động về Bác Hồ và cả những bài báo Bác viết canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt’.

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đề xuất nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí.

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

Diễn viên Cường Phạm mất ngày 15-5, hưởng dương 31 tuổi, sau một thời gian điều trị bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Cường Phạm là một nghệ sĩ lô tô được nhiều người yêu mến.

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Thông cáo của World Press Photo cho biết tổ chức này quyết định tạm ngưng xác nhận tác giả ảnh Em bé napalm vì không có bằng chứng khẳng định ông Nick Út là người chụp bức ảnh này.

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Tháng tư âm lịch, mùa Phật đản, nhóm nghệ sĩ Hoa Lan Trắng miệt mài đi diễn ở các chùa. Đó là nhóm hát nối dài tâm nguyện của cố nghệ sĩ Út Bạch Lan.

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Dalat and Beyond 2025 là chuỗi sự kiện hồi sinh ký ức Hà Nội trong không gian nghệ thuật Đà Lạt.

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar