20/10/2017 15:19 GMT+7

Xem áo dài Việt Nam trong thăng trầm lịch sử

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Bảo tàng Phụ Nữ Nam Bộ vừa khánh thành một phòng trưng bày đặc biệt: Áo dài - tinh hoa truyền thống dân tộc Việt.

Xem áo dài Việt Nam trong thăng trầm lịch sử - Ảnh 1.

Chiếc áo dài của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (bìa phải) trưng bày tại Phòng Áo dài - Ảnh: L.Điền

Phòng trưng bày có 100 hiện vật và hình ảnh xoay quanh chiếc áo dài Việt Nam.

Đây là một chuyên đề triển lãm của Bảo tàng, nhằm giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam với quá trình định hình từ lịch sử: từ kiểu dáng của chiếc áo giao lãnh, đến những đóng góp của chúa Nguyễn Phúc Khoát, rồi đến áo năm thân, tứ thân, áo dài kiểu Lemur, áo dài kiểu Lê Phổ... 

Trải qua nhiều thời kỳ, "chiếc áo dài được thay đổi đôi chút như tà rộng, tà hẹp, cổ cao, cổ thấp, nhấn ben hay không nhấn ben... 

Nhưng dù bao thăng trầm, bao lần cách tân cách điệu, hình dạng chiếc áo dài về cơ bản vẫn giữ nguyên nét thuần túy của nó", bà Nguyễn Thị Thắm - giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ - giới thiệu.

Phòng trưng bày Áo dài - tinh hoa truyền thống dân tộc Việt vừa giới thiệu lịch sử hình thành chiếc áo dài, vừa giới thiệu sức lan tỏa của chiếc áo dài đối với cộng đồng gắn với người trong chiến tranh và trong thời kỳ xây dựng đất nước.

Xem áo dài Việt Nam trong thăng trầm lịch sử - Ảnh 2.

Nhóm du khách đưa ông Mike Allen (người Mỹ) đến xem chiếc áo dài của chị Phan Thị Quyên mặc trong lễ cưới với anh Nguyễn Văn Trỗi - Ảnh: L.Điền

Do vậy, điểm đặc biệt của phòng trưng bày này là những chiếc áo dài gắn liền với các nhân vật lịch sử đặc biệt như: 

- Chiếc áo dài của bà Nguyễn Thị Bình - nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam - mặc khi bà tham gia ký vào Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

- Chiếc áo dài của bà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội khóa 11 - mặc khi khánh thành trụ sở mới của Đại sứ quán Việt Nam tại Brussels (Bỉ) năm 2002.

- Chiếc áo dài của bà vợ ông Nguyễn An Ninh (Trương Thị Sáu) tự may và sử dụng khi là Đại biểu Quốc hội khóa 2-3.

- Chiếc áo dài của - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13 mặc tại buổi tuyên thệ nhậm chức...

Xem áo dài Việt Nam trong thăng trầm lịch sử - Ảnh 3.

Một góc trưng bày áo dài - Ảnh: L.Điền

Kỳ thú hơn cả là những chiếc áo dài đến nay trở thành hiện vật độc bản quý hiếm gắn liền với lịch sử Việt Nam, như chiếc áo dài của (Lê Thị Nam) mặc trong vở diễn "Lá sầu riêng" nổi tiếng; hay chiếc áo dài của chị Phan Thị Quyên mặc trong lễ cưới với anh được trưng bày bên cạnh bức ảnh hiếm hoi chụp buổi lễ cưới này.

"Chị Quyên sau đã tặng cả chiếc áo dài này và tấm ảnh cưới ấy cho Bảo tàng" - một cán bộ phụ trách trưng bày cho biết; hay chiếc áo dài của bà Nguyễn Thị Huyện - nguyên giám đốc viện Dục Anh, bà mặc chiếc áo này để tang Bác Hồ suốt 3 năm từ 1969 đến 1971 tại Sài Gòn...

Ngoài ra còn có các hình ảnh, hiện vật về chiếc áo dài của quý bà trong cung triều Nguyễn, và áo dài trang phục phụ nữ Việt Nam trong những năm 1930...

Xem áo dài Việt Nam trong thăng trầm lịch sử - Ảnh 4.

Chiếc áo dài của chị Phan Thị Quyên được trưng bày bên cạnh bức ảnh hiếm hoi chụp lễ cưới của chị với anh Nguyễn Văn Trỗi - Ảnh: L.Điền

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Năm 2025 là năm thứ tư đội tình nguyện viên nghệ sĩ TP.HCM tổ chức chương trình Vì nụ cười trẻ thơ, mang đến nụ cười cho các em nhỏ, người dân có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa.

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Văn chương Việt tìm đường ra quốc tế

Để đưa văn chương Việt ra quốc tế cần có nhiều yếu tố cộng hưởng từ các nhà xuất bản, công ty sách, dịch giả và chính bản thân tác giả.

Văn chương Việt tìm đường ra quốc tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar