20/10/2023 15:02 GMT+7

Xây dựng trường học hạnh phúc, học sinh không thấy hạnh phúc thì chẳng ý nghĩa gì

Làm đúng các tiêu chí của trường học hạnh phúc nhưng khi hỏi học sinh, các em nói không hạnh phúc thì cũng chẳng có ý nghĩa gì…

Ông Nguyễn Văn Phúc, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, phát biểu tại Hội nghị triển khai Bộ tiêu chí trường học hạnh phúc - Ảnh: PHÚC HỒ

Ông Nguyễn Văn Phúc, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, phát biểu tại Hội nghị triển khai Bộ tiêu chí trường học hạnh phúc - Ảnh: PHÚC HỒ

Ông Nguyễn Văn Phúc, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, phát biểu như vậy tại Hội nghị triển khai Bộ tiêu chí trường học hạnh phúc, do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức sáng 20-10. 

Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết việc xây dựng Bộ tiêu chí trường học hạnh phúc nhằm hướng đến mục tiêu tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và học viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; góp phần xây dựng hình ảnh con người TP.HCM "Sống tử tế, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động, sáng tạo".

Phát biểu tại nghị, ông Nguyễn Văn Phúc khẳng định: "TP.HCM là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai một cách bài bản về trường học hạnh phúc. Việc xây dựng trường học hạnh phúc là phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục thế giới, để mỗi ngày giáo viên, học sinh đến trường là một ngày hạnh phúc".

Tuy nhiên, ông Phúc đề nghị các cơ sở giáo dục khi xây dựng trường học hạnh phúc cần làm thực chất, tránh hình thức:

"Không được hành chính hóa việc xây dựng trường học hạnh phúc. Tôi biết khi triển khai việc này, nhiều thầy cô hiệu trưởng sẽ lo lắng. Nhà trường tự đánh giá các tiêu chí của trường học hạnh phúc. Nhưng nếu kết quả tự đánh giá quá thấp thì họ có bị xét thi đua không?

Tôi đề nghị không đưa nội dung này vào thi đua. Để các trường thực hiện vì sự tiến bộ của chính nhà trường. Để sau mỗi năm, các trường sẽ đối chiếu lại, cứ năm sau tốt hơn năm trước là được".

Ông Phúc đánh giá: "Việc xây dựng trường học hạnh phúc là một quá trình phức tạp, lâu dài. Không thể giải quyết nó trong vài tháng hoặc vài năm. Vì vậy các cơ sở giáo dục cần bình tĩnh, xem cái gì thiết thực cần làm trước. Làm đúng các tiêu chí của trường học hạnh phúc nhưng khi hỏi học sinh, các em nói không hạnh phúc thì cũng chẳng có ý nghĩa gì".

Tại hội nghị, lãnh đạo các phòng giáo dục và đào tạo ký cam kết sẽ xây dựng trường học hạnh phúc ở địa phương - Ảnh: H.HG.

Tại hội nghị, lãnh đạo các phòng giáo dục và đào tạo ký cam kết sẽ xây dựng trường học hạnh phúc ở địa phương - Ảnh: H.HG.

Bộ tiêu chí trường học hạnh phúc có gì?

Bộ tiêu chí trường học hạnh phúc do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM xây dựng, dựa trên cơ sở tham khảo Bộ tiêu chí trường học hạnh phúc của UNESCO và điều kiện thực tế ở TP.HCM. Sau hơn một năm nghiên cứu và lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà giáo, bộ tiêu chí đã chính thức ban hành ngày 16-10.

Bộ tiêu chí gồm 18 tiêu chí được chia làm 3 nhóm tiêu chuẩn: nhóm tiêu chuẩn về Con người gồm 6 tiêu chí; Nhóm tiêu chuẩn về Dạy học và Hoạt động giáo dục gồm 8 tiêu chí; Nhóm tiêu chuẩn về Môi trường gồm 4 tiêu chí.

Điểm đáng ghi nhận là các nội dung gợi ý thực hiện trường học hạnh phúc thể hiện quan điểm giáo dục khá tích cực và tiến bộ .

Ví dụ như: Chấp nhận, xem lỗi sai của người học như một phần của quá trình dạy học để hướng dẫn học sinh ngày càng tiến bộ; Học sinh có được ý thức về thành tích và thành tựu, không chỉ ở điểm số cao mà nhiều hơn là sự công nhận, khuyến khích, động viên từ giáo viên, cha mẹ, nhà trường; Vinh danh những gương học sinh điển hình trong quá trình học tập, rèn luyện…

Mỗi tiêu chí được đánh giá thành 3 mức: Cần cải thiện, Khá, Tốt.

Dựa trên bộ tiêu chí, lãnh đạo các cơ sở giáo dục tự đánh giá mức độ đạt được của đơn vị mình. Từ đó, chỉ tiêu nào đã thực hiện tốt cần duy trì, chỉ tiêu nào chưa đạt được cao thì cần đưa ra mục tiêu, phương hướng để cải thiện mức độ và chất lượng để đạt trường học hạnh phúc.

Thầy cô hiểu trò, trường học hạnh phúc

Không có đứa trẻ nào đến trường là hư hỏng nhưng cũng không phải tất cả trẻ đến trường đều hiền lành chăm chỉ, chỉ biết lo học bài, trả bài mà không đùa nghịch, quậy phá.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Hơn 600 học sinh khối lớp 8 ở Bình Phước phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 2 môn toán sau phi phát hiện lộ đề thi.

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Chiều 10-5, diễn đàn 'Giáo dục vượt trội - Nâng niu bản sắc' do Embassy Education tổ chức đã mang đến những góc nhìn về gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế.

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Ngày 10-5, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã nhận kết quả bước đầu tham gia chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM) chu kỳ 2024.

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Không kể mưa nắng, Hiếu từng có 10 năm cõng Minh đến trường. Hôm nay, nam sinh lại cõng người bạn thân lên bục nhận bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar