12/05/2011 08:03 GMT+7

Xây dựng luật phải có tuổi thọ cao

V.Tr - D.H. - X.L. - N.H. - T.H.
V.Tr - D.H. - X.L. - N.H. - T.H.

TT - Ngày 11-5, năm ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIII thuộc tổ bầu cử số 2 tỉnh Quảng Nam gồm ông Phạm Trường Dân - phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam; bà Nguyễn Thị Liên - giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe, Sở Y tế Quảng Nam; ông Nguyễn Xuân Phúc - ủy viên Bộ Chính trị, bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Lê Phước Thanh - chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam; ông Nguyễn Đức Thành - phó chánh văn phòng Công an tỉnh Quảng Nam - đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Hiệp Đức.

Phóng to
Cử tri xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, Hà Nội) trao đổi với các ứng cử viên tại đơn vị bầu cử số 4 Hà Nội - Ảnh: Xuân Long

Tại buổi tiếp xúc, cử tri bốn xã Quế Thọ, Bình Lâm, Thăng Phước, Bình Sơn (huyện Hiệp Đức) mong muốn các ứng cử viên thường xuyên sâu sát cơ sở, nắm bắt tình hình thực tiễn cuộc sống để kịp thời kiến nghị, đề xuất với Quốc hội và các cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước xem xét, giải quyết, nhất là những vấn đề sát sườn đời sống người dân.

Cụ thể với địa bàn đó là tình trạng khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường, tác hại xấu và lâu dài đối với đời sống người dân. Một số chế độ chính sách với người có công với cách mạng trong kháng chiến vẫn chưa được giải quyết. Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế còn nhiều bất cập...

Thay mặt các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIII của đơn vị bầu cử, ông Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp thu các ý kiến của cử tri và hứa sẽ quyết tâm thực hiện tốt chương trình hành động nếu trúng cử.

"Điều chúng tôi sợ là các đại biểu trúng cử chỉ biết vỗ tay, gật gù, còn ý nguyện, tâm tư của cử tri thì cứ tiếp thu nhưng không phản ánh cũng không trả lời"

Cử tri NGUYỄN TRỌNG HƯNG(Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội)

* Sáng cùng ngày tại huyện Điện Bàn, các ứng cử viên Ngô Văn Minh - phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Quảng Nam; Phan Đức Thấn - trưởng Ban tổ chức Đảng ủy Dân chính đảng; Trần Xuân Vinh - phó bí thư thường trực Đảng ủy Dân chính đảng Quảng Nam - đã cùng tiếp xúc cử tri tại đây.

Cử tri huyện này đề nghị các ứng cử viên nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa XIII phải tiếp tục kiến nghị lên Bộ Giao thông vận tải việc làm tuyến tránh quốc lộ 1A qua thị trấn Vĩnh Điện khiến tình trạng ngập lụt vào mùa mưa trở nên nghiêm trọng hơn.

“Mùa mưa lũ, tuyến tránh này trở thành cái đê bao, nhà dân ngập lụt, dân thức trắng đêm canh nước lụt, chẳng ai dám đầu tư kinh doanh sản xuất gì vào mùa này vì lo nước lụt làm hư hại. Việc này là việc to, ảnh hưởng đến hàng ngàn nhân khẩu, cử tri đã kiến nghị nhiều lần đến Quốc hội nhưng Bộ Giao thông vận tải không thừa nhận, sửa chữa” - cử tri Dương Thị Mau chất vấn ông Ngô Văn Minh.

* Ngày 11-5, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội thuộc các đơn vị bầu cử tại Hà Nội tiếp tục tiếp xúc cử tri các quận huyện để trình bày chương trình hành động và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri.

Tại đơn vị bầu cử số 4 (Q.Hoàng Mai, H.Thanh Trì, Gia Lâm), các ứng cử viên Nguyễn Thị Hồng Hà - phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội; Nguyễn Hồng Sơn - tổng giám đốc Tập đoàn Đầu tư phát triển Hà Nội, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hà Nội; Trịnh Ngọc Thạch - trưởng Ban tổ chức cán bộ ĐH Quốc gia Hà Nội; Đặng Minh Thuần - phó chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hà Nội; Vũ Thị Thuận - chủ tịch HĐQT Tổng công ty Traphaco - đã tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm.

Đồng tình với chương trình hành động của năm ứng cử viên, tuy nhiên nhiều cử tri đề nghị từng ứng cử viên cần đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực nông nghiệp và cuộc sống của nông dân tại các vùng nông thôn Hà Nội. “Nông dân là phải dựa vào cây lúa, yếu tố thành bại cũng từ các vấn đề phân bón và giá cả hợp thành, vì vậy các chương trình hành động cần sát với đời sống nông dân, sát với lĩnh vực nông nghiệp” - cử tri Phạm Xuân Nghênh (xã Yên Viên) kiến nghị.

Đề cập việc xây dựng luật, cử tri Phùng Lợi (xã Dương Hà) cho rằng trong thảo luận cũng như khi biểu quyết, đại biểu trúng cử cần mang tâm tư, ý nguyện và đặt quyền lợi của người dân lên trên hết. “Tôi rất mừng khi các đại biểu Quốc hội quyết định chưa thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam và Luật thủ đô. Hãy cứ quyết đoán như thế vì xét luật phải có chất lượng, phải đủ độ chín và phải sát với thực tế” - ông Lợi mong mỏi.

Cử tri Lê Quang La (xã Phù Đổng) kiến nghị mỗi đại biểu trúng cử cần đầu tư công sức, trí tuệ để khi xây dựng luật phải có sức sống, có chất lượng và phải có tuổi thọ cao khi đưa vào cuộc sống.

Số ứng cử viên: 5. Số đại biểu được bầu: 3

Phóng to

* Ông NGUYỄN HOÀNG CẦM (phó chánh văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh Hà Tĩnh):

Tôi cần phải nỗ lực nghiên cứu, học hỏi hơn nữa để nâng cao trình độ công tác; dành nhiều thời gian đi cơ sở để xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân, làm cầu nối giữa cử tri và đại biểu Quốc hội và giữa cử tri với các cơ quan, tổ chức liên quan. Được như thế, tôi tin mọi ý kiến, tâm tư nguyện vọng chính đáng của bà con sẽ được phản ánh tới các cơ quan có thẩm quyền kịp thời, đầy đủ nhất.

Phóng to

* Ông TRẦN TIẾN DŨNG (phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh):

Trước hết, tôi sẽ làm tốt trách nhiệm tiếp công dân; tiếp nhận các ý kiến, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân để nghiên cứu và kịp thời chuyển tới cơ quan chức năng nhằm yêu cầu xem xét, giải quyết và trả lời kết quả. Chú trọng công tác thực hiện chính sách hỗ trợ tái định cư, đền bù giải phóng mặt bằng, di dân vì đây cũng là phương cách xóa đói giảm nghèo cho nhân dân.

Phóng to

* Bà NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA (PV Đài PT-TH Hà Tĩnh):

Tôi quan tâm làm thế nào để sức trẻ Hà Tĩnh được trọng dụng và phát huy tối đa công suất trên quê hương mình. Khát khao cao đẹp của lớp trẻ là được cống hiến. Với trăn trở đó, nếu trúng cử đại biểu Quốc hội, tôi sẽ cùng các đại biểu khác đề xuất cách tìm ra giải pháp thích hợp, tìm ra cơ hội để tạo điều kiện thuận lợi cho lao động làm việc tốt tại quê hương mình. Như thế lao động có trình độ mới không bị bỏ phí.

Phóng to

* Ông NGUYỄN SINH HÙNG (ủy viên Bộ Chính trị, phó thủ tướng Chính phủ):

Tăng cường gần với cơ sở, với lợi ích của nhân dân lao động luôn là bài học quý báu. Dù ở cương vị công tác nào cũng luôn cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, nhưng phải tích cực đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng thì những đức tính mình trau dồi được mới có ý nghĩa sâu sắc trong công tác.

Phóng to

* Bà PHẠM THỊ PHƯƠNG (bác sĩ điều trị Bệnh viên Đa khoa Hà Tĩnh):

Phải tiếp xúc nhiều với người bệnh mới biết thông cảm, chia sẻ những khó khăn của họ, nhất là người bệnh nghèo, người bệnh không có bảo hiểm y tế. Qua tiếp xúc còn hiểu được những bức xúc của người bệnh. Nếu trúng cử đại biểu Quốc hội khóa này, tôi sẽ có cơ hội chuyển tải những điều này đến với Quốc hội để người bệnh ngày càng được chăm sóc tốt hơn.

V.Tr - D.H. - X.L. - N.H. - T.H.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

TTO -  Về việc phóng viên được “mời” ra khỏi hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường khẳng định lãnh đạo bộ không chủ trương ngăn báo chí tham dự.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

TTO - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chỉ đạo: kể từ phiên họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 11-7), phóng viên chỉ được dự 5 phút đầu, cuối cuộc họp sẽ ra thông cáo báo chí. Liệu chỉ đạo này có phù hợp?

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

TTO - Sáng 27-6, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi tiếp xúc với 200 cử tri phương Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

TTO - Những người thuộc 14 nhóm này sẽ trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

TTO - Bảo hiểm y tế (BHYT) làm khó dân là một nội dung khá “nóng”được đặt ra trên bàn nghị sự Quốc hội tuần qua. Có hay không vấn đề này?

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà

TTO - Đó là khẳng định của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khi trả lời chất vấn ngày 15-6.

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar