28/11/2022 21:57 GMT+7
Trở lại chủ đề

WHO đổi tên bệnh đậu mùa khỉ: monkeypox thành mpox

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đổi tên bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) thành mpox nhằm tránh “sự kỳ thị” với dịch bệnh đã xuất hiện cách đây hàng chục năm này.

WHO đổi tên bệnh đậu mùa khỉ: monkeypox thành mpox - Ảnh 1.

Bên ngoài tòa nhà Tổ chức Y tế thế giới ở Geneva (Thụy Sĩ) - Ảnh: REUTERS

Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm từ động vật do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Chữ "khỉ" (monkey) trong bệnh này xuất hiện do loại vi rút trên ban đầu được các nhà nghiên cứu xác định có trong những con khỉ tại Đan Mạch năm 1958. 

Tuy vậy loại vi rút trên có thể xâm nhập vào nhiều loại động vật, đa số loài gặm nhấm.

Trong tuyên bố ngày 28-11, WHO cho biết sẽ ưu tiên sử dụng chữ "mpox" để chỉ dịch bệnh truyền nhiễm này. Cả monkeypox và mpox vẫn được dùng song song vào năm sau, nhưng tên cũ sẽ dần bị loại bỏ.

"Sau nhiều tham vấn với chuyên gia toàn cầu, WHO sẽ bắt đầu dùng thuật ngữ ưa thích mới là ‘mpox’, xem như từ đồng nghĩa với đậu mùa khỉ (monkeypox)… 

WHO sẽ sử dụng chữ mpox trong việc liên lạc, và khuyến khích những nơi khác làm theo khuyến nghị này nhằm giảm thiểu mọi tác động tiêu cực đang diễn ra đối với tên bệnh hiện tại cũng như việc áp dụng cách gọi mới", AFP dẫn tuyên bố của WHO.

Đậu mùa khỉ lần đầu xuất hiện ở con người vào năm 1970 tại Cộng hòa dân chủ Congo. Bệnh này có thể lây từ người sang người, nhưng hầu hết tại các nước Tây Phi và Trung Phi.

Tuy nhiên vào tháng 5 năm nay, có 110 nước ghi nhận trường hợp mắc bệnh, với tổng cộng 81.107 ca, trong đó có 55 ca tử vong. Việt Nam đã ghi nhận hai ca bệnh cho đến nay.

Đậu mùa khỉ chủ yếu gây chết chóc tại châu Phi vì người dân tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh. Trong khi đó bên ngoài châu Phi, gần như tất cả các trường hợp mắc bệnh đều là đồng tính nam.

Trong tuyên bố của mình, WHO cho biết đã lo ngại về "ngôn ngữ phân biệt chủng tộc và kỳ thị" khi dịch bệnh này lan ra hơn 100 nước như đã nêu. Theo WHO, nhiều cá nhân và quốc gia đã yêu cầu cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc này đổi tên bệnh.

WHO đến nay đã vài lần đặt lại tên cho dịch bệnh mới không lâu sau khi bùng phát, đơn cử là dịch SARS hay dịch COVID-19.

Tuy nhiên theo AP, đây là lần đầu tiên WHO cố gắng đặt lại tên cho một căn bệnh đã tồn tại vài thập kỷ qua.

Điểm đáng nói, một số căn bệnh có tên gọi nguy cơ gây hiểu nhầm hoặc gây kỳ thị như viêm não Nhật Bản hay bệnh sởi Đức, hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS)… nhưng đều không được đề xuất đổi tên.

Bệnh viện cần có thêm áp phích, tờ rơi tuyên truyền về bệnh đậu mùa khỉ

TTO - Bệnh viện cần đẩy mạnh truyền thông kiến thức về bệnh đậu mùa khỉ như cách nhận biết bằng áp phích, tờ rơi hay phát trên màn hình ti vi trong sảnh của bệnh viện để người dân nắm rõ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh các loại thực phẩm chức năng giả bị Công an Hà Nội phát hiện, thu giữ

Các nghi phạm khai nhận đã sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng, trang thiết bị y tế giả từ năm 2020 và bán tại các hiệu thuốc, bệnh viện rải rác trên toàn quốc.

Hình ảnh các loại thực phẩm chức năng giả bị Công an Hà Nội phát hiện, thu giữ

Thu hồi toàn quốc lô kem chống nắng ghi nhãn SPF 50 nhưng kết quả kiểm nghiệm là SPF 2,4

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc lô kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body do chỉ số chống nắng trên nhãn là SPF 50 nhưng kết quả kiểm nghiệm là SPF 2,4.

Thu hồi toàn quốc lô kem chống nắng ghi nhãn SPF 50 nhưng kết quả kiểm nghiệm là SPF 2,4

Đàn ông có nguy cơ tử vong cao hơn vì hội chứng 'trái tim tan vỡ'

Hội chứng 'trái tim tan vỡ' xảy ra do căng thẳng về mặt thể chất cũng như cảm xúc. Theo nghiên cứu mới đây, đàn ông có nguy cơ tử vong vì hội chứng này cao gấp đôi phụ nữ.

Đàn ông có nguy cơ tử vong cao hơn vì hội chứng 'trái tim tan vỡ'

Công an Hà Nội phá chuyên án 100 tấn thuốc tân dược, thực phẩm chức năng giả

Công an thành phố Hà Nội vừa phá chuyên án, bắt giữ 7 nghi phạm, thu giữ trên 100 tấn thuốc tân dược và thực phẩm chức năng giả trên địa bàn toàn quốc.

Công an Hà Nội phá chuyên án 100 tấn thuốc tân dược, thực phẩm chức năng giả

Tòa án tối cao Mỹ chưa từng phủ nhận hiệu quả của vắc xin COVID-19

Mạng xã hội tại Anh lan truyền tin Tòa án tối cao Mỹ ra phán quyết vắc xin COVID-19 không phải vắc xin, trong khi các tổ chức xác minh đây là tin giả.

Tòa án tối cao Mỹ chưa từng phủ nhận hiệu quả của vắc xin COVID-19

Chủ tịch LanQ bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 18 tỉ đồng của bảo hiểm xã hội và người dân chi trả

Ông Nguyễn Mạnh Quyền - Công ty cổ phần Y dược LanQ - cấu kết cùng đồng phạm chiếm đoạt 18,1 tỉ của BHXH tỉnh Bắc Giang và của người dân chi trả.

Chủ tịch LanQ bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 18 tỉ đồng của bảo hiểm xã hội và người dân chi trả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar