10/12/2021 07:36 GMT+7
Trở lại chủ đề

WHO cảnh báo 'không được tự mãn' trước Omicron

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Biến thể Omicron đã xuất hiện tại 57 quốc gia/vùng lãnh thổ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói còn quá sớm để khẳng định điều gì về nguy cơ của biến thể này, song kêu gọi các nước cần hành động ngay để ngăn biến thể mới.

WHO cảnh báo không được tự mãn trước Omicron - Ảnh 1.

Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 ở Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 8-12 - Ảnh: AFP

Phát biểu ngày 8-12, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói sự lây lan của Omicron có thể tác động lên đại dịch COVID-19.

Ông khẳng định đây là lúc phải chặn đứng biến thể này trước khi có thêm nhiều người nhập viện. Tình hình đáng ngại hơn ở châu Á, khi số ca mắc COVID-19 đang tăng lại tại nhiều nước.

Cần nỗ lực gấp đôi

Nhà lãnh đạo WHO cho biết dù Omicron không gây bệnh nặng, thế giới cũng không được mất cảnh giác. "Chúng tôi kêu gọi các nước tăng cường giám sát, xét nghiệm. Bất cứ sự tự mãn nào sẽ phải trả giá bằng mạng sống", ông Tedros nhấn mạnh.

Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy Omicron lây nhanh hơn 4,2 lần so với Delta, nhanh hơn mọi biến thể khác. Kết luận được nhà khoa học Hiroshi Nishiura, thuộc Đại học Tokyo, đưa ra dựa trên phân tích dữ liệu gene các ca bệnh ở Nam Phi từ tháng 9 đến cuối tháng 11-2021.

"Omicron có khả năng lây nhanh hơn và có thể thoát khỏi miễn dịch tự nhiên và miễn dịch có được nhờ vắc xin", Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Nishiura cảnh báo tại cuộc họp ban cố vấn của Bộ Y tế Nhật Bản.

Trước đó, các nhà khoa học Nam Phi cũng cho rằng Omicron gây tỉ lệ tái mắc COVID-19 cao gấp ba lần Delta và Beta.

Số ca mắc mới tại Nam Phi đã tăng vọt lên 20.000 ca vào ngày 8-12, so với chỉ gần 1.300 ca vào ngày 24-11, một ngày trước khi nước này thông báo với WHO về Omicron.

Tỉ lệ nhập viện của họ cũng tăng 82% trong tuần tính đến ngày 4-12, nhưng chưa rõ bao nhiêu ca mắc Omicron. Báo cáo ban đầu từ các bệnh viện Nam Phi cho thấy biến thể này chỉ gây triệu chứng nhẹ.

Nhà khoa học của WHO, ông Michael Ryan, cho rằng khi Omicron dễ lây hơn, nó có thể làm tăng số người bệnh và tử vong. Nhưng ông cũng cho rằng điều đó không có nghĩa "virus này không thể ngăn chặn", ông kêu gọi các nước cần nỗ lực gấp đôi để phá vỡ chuỗi lây lan của biến thể mới.

Tranh cãi về vắc xin

Nhiều nước đang hành động khẩn cấp để chống Omicron. Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid cho biết các biện pháp nước này áp dụng hồi đầu tuần là để tránh nguy cơ tái phong tỏa. Theo ông Javid, nếu không hành động kịp, Anh có thể có đến 1 triệu ca nhiễm biến thể mới trong vòng 1 tháng.

Tình hình cũng đáng lo ngại ở châu Á khi quốc gia có tỉ lệ tiêm ngừa cao như Hàn Quốc cũng đang chứng kiến số ca bệnh tăng mạnh, tiếp tục trên mức 7.000 ca/ngày vào hôm 9-12, và số ca bệnh nặng cao kỷ lục. Chính quyền Hàn Quốc kêu gọi người dân đi tiêm liều bổ sung.

Tuy nhiên, đến nay các chuyên gia của WHO vẫn thận trọng trước thông tin nói hiệu quả bảo vệ của vắc xin bị giảm sút trước biến thể mới.

"Còn quá sớm để khẳng định việc giảm hoạt động trung hòa có nghĩa là vắc xin kém hiệu quả", nhà khoa học Soumya Swaminathan của WHO nhận định về kết quả nghiên cứu cho thấy 2 liều vắc xin Pfizer có thể không đủ để ngăn Omicron.

Theo bà Soumya Swaminathan, quy mô các nghiên cứu này vẫn nhỏ và dữ liệu suy giảm kháng thể trung hòa đưa ra có khác biệt lớn. Các nghiên cứu cũng chỉ tập trung vào kháng thể trung hòa, trong khi "hệ miễn dịch phức tạp hơn thế". Bà Swaminathan nhấn mạnh việc "bán sỉ liều bổ sung không phải là giải pháp".

Ngược lại, một số chuyên gia nhận định dù có sự khác biệt nhưng các nghiên cứu đều có điểm chung cho rằng hiệu quả của vắc xin đã giảm.

"Dù con số thế nào, rõ ràng cần phải tăng miễn dịch để bảo vệ trước Omicron, vì vậy liều bổ sung càng quan trọng hơn bao giờ hết để giúp chúng ta đạt được điều đó" - nhà nghiên cứu Deborah Cromer của Viện Kirby, thuộc Đại học New South Wales (Úc), nhận định trên tờ Guardian.

Chuyên gia WHO khuyến cáo về liều tăng cường

Ngày 9-12, nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược (SAGE) của WHO đưa ra nhận định về liều bổ sung và tiêm trộn vắc xin ngừa COVID-19.

Theo đó, WHO cho rằng việc tiêm liều thứ nhất và thứ hai vẫn quan trọng hơn liều bổ sung. Tuy nhiên, những người bị suy giảm miễn dịch hoặc tiêm vắc xin bất hoạt nên được tiêm tăng cường.

"Trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu hạn chế, việc tiêm tăng cường trên diện rộng có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng vắc xin.

Phần lớn các ca bệnh hiện tại là kết quả lây nhiễm ở những người không được tiêm chủng, những người mà chúng tôi tin là nên được chủng ngừa, thay vì tiêm thêm cho những người đã được miễn dịch đầy đủ" - ông Alejandro Cravioto, lãnh đạo SAGE, nói.

Ngoài ra, theo ông Cravioto, việc tiêm hai liều đầu tiên cùng loại một vắc xin vẫn là tốt nhất và chỉ nên tiêm trộn khi thiếu nguồn cung.

Các nhà khoa học vẫn trái chiều về mức độ nghiêm trọng của Omicron, vì sao?

TTO - Sau khi một số nhà khoa học uy tín hàng đầu thế giới đưa ra những nhận định mang hơi hướng tích cực về biến thể Omicron, thì một số nhà khoa học khác kêu gọi thận trọng và đừng nên kết luận quá sớm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Omicron WHO

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump đòi lấy Gaza, Hamas nói không bán

Ông Trump nói sẽ 'lấy' Dải Gaza và biến vùng đất này thành 'khu vực tự do'. Hamas đáp rằng Gaza không phải để bán.

Ông Trump đòi lấy Gaza, Hamas nói không bán

Ukraine cử đoàn đàm phán đến Istanbul, ông Zelensky mong đạt thỏa thuận, không cần có ông Putin

Ông Zelensky đã quyết định sẽ cử đoàn Ukraine tới Istanbul, nói rằng hai bên có thể đạt được thỏa thuận tại cuộc đàm phán kỹ thuật này.

Ukraine cử đoàn đàm phán đến Istanbul, ông Zelensky mong đạt thỏa thuận, không cần có ông Putin

Ông Trump khẳng định do mình không đến Thổ Nhĩ Kỳ nên ông Putin cũng không đi

Trước thềm đàm phán Nga - Ukraine, ông Trump nói sẽ không có tiến triển cho đến khi ông gặp ông Putin.

Ông Trump khẳng định do mình không đến Thổ Nhĩ Kỳ nên ông Putin cũng không đi

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có dịp nghe giới thiệu về nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, tự tay trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà truyền thống Việt Nam.

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Gặp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước Việt Nam, Thái Lan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Tới lượt Nga chế nhạo lãnh đạo Ukraine khi đòi ông Putin có mặt đàm phán

Nga khẳng định ông Putin sẽ không đến Thổ Nhĩ Kỳ và chỉ trích những khiêu khích của Ukraine.

Tới lượt Nga chế nhạo lãnh đạo Ukraine khi đòi ông Putin có mặt đàm phán
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar