25/02/2020 15:09 GMT+7

WHO cảnh báo hệ lụy từ tâm lý kỳ thị nảy sinh trong dịch COVID-19

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Trong báo cáo cập nhật ngày 24-2 về tình hình dịch COVID-19, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhấn mạnh tình trạng kỳ thị với một số cộng đồng cụ thể và sự trỗi dậy của những định kiến có hại.

WHO cảnh báo hệ lụy từ tâm lý kỳ thị nảy sinh trong dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Buổi họp báo ngày 23-2 sau cuộc họp thứ hai của WHO về dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới gây ra, tại Geneva, Thụy Sĩ - Ảnh: REUTERS

Theo trang web của WHO, bản báo cáo mở đầu với lưu ý của WHO về tình trạng kỳ thị: "Kể từ khi xuất hiện dịch COVID-19 chúng tôi thấy một số trường hợp kỳ thị nhằm vào những nhóm người cụ thể, và sự trỗi dậy của những định kiến có hại".

"Sự kỳ thị có thể góp phần dẫn tới những vấn đề y tế nghiêm trọng hơn, tình trạng lây nhiễm tiếp tục diễn ra và những khó khăn trong việc kiểm soát các bệnh lây nhiễm trong một dịch bệnh", báo cáo viết.

Cũng theo WHO, sự kỳ thị thường xảy ra khi mọi người gắn kết tiêu cực một bệnh lây nhiễm, cụ thể ở đây là COVID-19, với một cộng đồng dân cư cụ thể.

Trong trường hợp dịch COVID-19, ngày càng nhiều thông tin truyền thông ghi nhận tình trạng kỳ thị của cộng đồng với những người đến từ các khu vực bị ảnh hưởng dịch bệnh này.

WHO cho rằng thật đáng tiếc khi hiện nay đang có những người bị gắn nhãn, định kiến, bị cô lập, xa lánh, bị kỳ thị chỉ vì việc có thể có liên quan tới căn bệnh COVID-19.

Mặc dù thừa nhận COVID-19 là bệnh mới, do đó cũng dễ hiểu khi việc xuất hiện cũng như lây lan của nó khiến tâm lý người dân hoang mang, lo lắng và sợ hãi, song báo cáo của WHO cũng nhấn mạnh nguy cơ tất cả những nhân tố đó có thể góp phần làm tăng thêm các định kiến có hại.

Theo WHO, sự kỳ thị có thể gây ra những hậu quả như: khiến nhiều người muốn che giấu bệnh để không bị kỳ thị; ngăn cản mọi người không sớm tìm đến các cơ sở y tế chữa trị; và không khuyến khích được họ thực hiện những hành vi lành mạnh bảo vệ bản thân và người khác.

Tất cả những rào cản đó có nguy cơ gây ra các vấn đề y tế nghiêm trọng hơn, WHO khuyến cáo.

Từ đây WHO kêu gọi mọi cá nhân, tổ chức, chính phủ, trong phạm vi trách nhiệm của mình hãy chung tay góp phần phòng ngừa và ngăn chặn tâm lý kỳ thị nguy hại này.

"Tất cả chúng ta cần có ý thức và cân nhắc kỹ lưỡng khi trao đổi trên mạng xã hội cũng như các nền tảng liên lạc khác, thể hiện những hành xử mang tính xây dựng liên quan tới dịch COVID-19", báo cáo của WHO kêu gọi.

Hôm nay 22-2, phái đoàn công tác của WHO tới Vũ Hán

TTO - Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự kiến tới Vũ Hán hôm nay (22-2) để thăm các bệnh viện dã chiến và thu thập mẫu động vật hoang dã, truy nguyên nguồn gốc virus.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar