01/03/2015 08:19 GMT+7

WHO: 1 tỉ người có thể điếc vì nhạc to, tiếng ồn

TƯỜNG VY
TƯỜNG VY

TTO - Việc sử dụng thiếu an toàn các thiết bị âm thanh cá nhân cũng như cường độ âm thanh cao tại các sự kiện công cộng có thể khiến 1 tỉ người bị mất thính lực vĩnh viễn.

WHO cảnh báo nghe nhạc to hoặc tiếng ồn quá mức có thể gây điếc vĩnh viễn - Ảnh: Ttwitter/RT

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo như trên.

Đáng chú ý, những người nằm trong diện có nguy cơ mất thính lực phần lớn là thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi.

Theo số liệu phân tích của WHO, trong số người trong độ tuổi từ 12-35 ở các nước đang phát triển, có đến gần một nửa đã và đang tiếp xúc với tiếng ồn ở mức không an toàn từ các thiết bị âm thanh cá nhân (như máy nghe nhạc...); 40% khác tiếp xúc với tiếng ồn tại các sự kiện công cộng.

Tất cả đều có nguy cơ bị mất thính lực do tiếng ồn.

"Ngày càng có nhiều người trẻ tuổi tự đặt mình vào nguy cơ mất thính lực", Tiến sĩ Etienne Krug - phụ trách bộ phận theo dõi tình hình người khuyết tật và phòng chống tai nạn thương tích thuộc WHO nói, RT ngày 28-2 trích đăng.

"Một khi thính lực của bạn mất đi, nó sẽ không trở lại", Krug cảnh báo.

Theo ước tính của WHO, khoảng 360 triệu người trên thế giới đang bị mất thính lực, trong đó việc tiếp xúc với tiếng ồn quá mức là một trong những nguyên nhân hàng đầu sau chấn thương và bệnh truyền nhiễm. 

Tổ chức này yêu cầu tất cả cá nhân, tổ chức và các chính phủ cần có biện pháp ngăn ngừa mất thính lực do tiếng ồn.

Với các chính phủ, WHO kêu gọi mở các chiến dịch truyền thông công cộng về tác hại của tiếng ồn, soạn thảo và ban hành "luật hạn chế tiếng ồn".

Những người làm việc tại các địa điểm vui chơi giải trí như quán bar, câu lạc bộ và phòng hòa nhạc được khuyên nên sử dụng bộ hạn chế âm thanh, nút bịt lỗ tai...

Còn người bình thường nên chỉnh thiết bị âm nhạc của mình vừa đủ nghe để không gây hại cho thính giác...

​Thời gian nghe "an toàn" theo khuyến cáo của WHO: 

Tiếng ồn 85 dB (tương đương cường độ tiếng ồn bên trong ôtô): 8 giờ

Tiếng ồn 90 dB (tiếng của máy cắt cỏ): 2 giờ 30 phút

Tiếng ồn 95 dB (tiếng ồn trung bình của xe gắn máy): 47 phút

Tiếng ồn 100 dB (tiếng còi xe hoặc tàu ngầm): 15 phút

Tiếng ồn 105 dB (máy nghe nhạc ở âm lượng tối đa): 4 phút

Tiếng ồn 115 dB (buổi hòa nhạc rock lớn): 28 giây

Tiếng ồn 120 dB (tiếng kèn vuvuzela của Nam Phi hoặc còi báo động): 9 giây

TƯỜNG VY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố bảng xếp hạng 10 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và thấp nhất, sau khi kiểm tra chất lượng các bệnh viện trên địa bàn.

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Sau sáp nhập, TP.HCM tập trung nâng cao năng lực 168 trạm y tế trên địa bàn thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe người dân.

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các trường hợp chính sách.

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar