09/06/2016 15:27 GMT+7

​WB tiếp tục hạ triển vọng kinh tế toàn cầu

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 7-6 hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2016 của thế giới xuống còn 2,4% từ mức 2,9% đưa ra hồi tháng 1 trong bối cảnh sự phục hồi chậm tại các nền kinh tế hàng đầu, trong khi giá hàng hóa thấp ảnh hưởng đến kinh tế nhiều nước.

Báo cáo "Triển vọng kinh tế toàn cầu" cho biết, kinh tế tại các nước xuất khẩu thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tăng chậm lại nhằm thích ứng với xu hướng giảm giá dầu mỏ và các mặt hàng hóa chủ chốt, yếu tố này tác động tới 40% mức suy giảm kinh tế hiện nay.

Trong khi đó, kinh tế tại các nước nhập khẩu hàng hóa thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có vẻ bền vững hơn, mặc dù những lợi ích do giá dầu và giá hàng hóa ở mức thấp đem lại không được tận dụng triệt để. GDP năm 2016 tại nhóm các kinh tế này dự báo tăng 5,8%, giảm không đáng kể so với kết quả tăng 5,9% trong năm 2015, nhờ giá năng lượng giảm thấp và kinh tế các nước phát triển phục hồi nhẹ.

Trong nhóm các nền kinh tế mới nổi, GDP năm 2016 tại Trung Quốc dự kiến tăng 6,7% sau khi tăng 6,9% vào năm trước; kinh tế Ấn Độ tiếp tục tăng vững và đạt 7,6% trong năm 2016, trong khi kinh tế Brazil và Nga vẫn chìm trong suy thoái với kết cục ảm đạm hơn so với dự báo đưa ra cách đây 5 tháng; kinh tế Nam Phi năm 2016 dự báo tăng 0,6%, giảm 0,2% so với dự báo tăng 0,8% đưa ra hồi đầu năm.

Trong môi trường tăng trưởng ảm đạm, kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ gia tăng rủi ro, bao gồm GDP tại các nước mới nổi hàng đầu tiếp tục tăng thấp, tâm lý thị trường tài chính thay đổi mạnh, suy thoái tại các nước phát triển, xu hướng giá cả thấp kéo dài, rủi ro địa chính trị tiếp tục gia tăng, lo ngại về tác động yếu ớt của các biện pháp chính sách tiền tệ.

Tại khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, GDP năm 2016 kỳ vọng tăng 6,3%, không thay đổi so với dự báo đưa ra cách đây 5 tháng. Trong đó, GDP tại Trung Quốc sẽ tăng 6,7% như dự báo đưa ra hồi đầu năm, GDP tại những nước khác trong khu vực dự báo tăng 4,8%, không thay đổi so với năm 2015. Báo cáo nhận định, triển vọng kinh tế tại khu vực này chịu tác động của xu hướng GDP tăng chậm dần tại Trung Quốc, hoạt động đầu tư gia tăng tại một số nền kinh tế lớn (Indonesia, Malaysia, Thái Lan), giá cả thấp tiếp tục khuyến khích tiêu dùng tại Thái Lan, Philippines và Việt Nam.

Tại châu Âu và Trung Á, GDP năm 2016 kỳ vọng chỉ tăng 1,2%, giảm 0,4% so với dự báo đưa ra hồi tháng 1-2016 do tình hình kinh tế tại Nga tiếp tục khó khăn. Tình hình địa chính trị tại khu vực này tiếp tục bất ổn, cụ thể là tại Ukraine, Caucasus và Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu không tính Nga, GDP tại khu vực này dự kiến tăng 2,9% trong năm 2016. Trong đó, các nước phía đông trong khu vực tăng thấp hơn so với dự báo cách đây 5 tháng do phải thích ứng với giá cả hàng hóa giảm thấp, nhất là giá dầu, kim loại và nông sản. Trái lại, hoạt động kinh tế tại các nước phía tây sẽ hưởng lợi nhờ GDP tại khu vực euro tăng nhẹ và chi phí chất đốt ở mức thấp đã hỗ trợ nhu cầu trong nước.

Tại Mỹ Latinh và Caribe, GDP năm 2016 dự kiến giảm 1,3%, sau khi giảm 0,7% trong năm 2015, lần đầu tiên khu vực này bị suy giảm trong 2 năm liên tiếp trong lịch sử hơn 30 năm qua. Tuy nhiên, kinh tế tại khu vực này được dự báo sẽ cải thiện dần từ năm 2017 và đạt mức tăng khoảng 2% vào năm 2018. Triển vọng kinh tế có sự khác biệt giữa các nước trong khu vực, các nước Nam Mỹ dự báo tiếp tục giảm 2,8% trong năm nay, sau đó sẽ phục hồi nhẹ từ năm 2017. Trái lại, nhờ ảnh hưởng tích cực từ nền kinh tế Mỹ và xuất khẩu tăng vững, GDP tại Mexico, các nước tiểu vùng và khu vực Caribe dự báo tăng 2,7% trong năm 2016, tăng 2,6% trong năm 2017-2018. Kinh tế Brazil dự báo tiếp tục giảm 4% trong năm 2016, nhưng tình hình có thể sẽ cải thiện từ năm 2017.

Tại Trung Đông và Bắc Phi, GDP năm 2016 được dự báo chỉ tăng 2,9%, giảm 1,1% so với dự báo đưa ra hồi tháng 1-2016. Lý do hạ dự báo GDP bắt nguồn từ nhận định giá dầu trong năm nay sẽ tiếp tục đứng ở mức thấp với mức giá trung bình là 41 USD/thùng. Động lực hỗ trợ tăng trưởng được kỳ vọng nhờ triển vọng phục hồi vững chắc tại Iran, sau khi các lệnh trừng phạt kinh tế được dỡ bỏ từ tháng 1-2016, kinh tế tại khu vực này sẽ tăng 3,5% trong năm 2017 nhờ giá dầu sẽ tăng trở lại.

Tại các nước Nam Á, GDP được dự báo tiếp tục tăng tốc và đạt 7,1% trong năm 2016, mặc dù xuất khẩu giảm nhẹ do kinh tế tại các nước phát triển tăng thấp hơn kỳ vọng. Đáng chú ý, hoạt động kinh tế tiếp tục sôi động nhờ giá dầu thấp và lạm phát thấp đã khuyến khích nhu cầu trong nước.

Tại khu vực cận Sahara, GDP năm 2016 dự báo chỉ tăng 2,5%, thấp hơn kết quả tăng 3% trong năm trước. Nguyên nhân là do giá cả hàng hóa tiếp tục giảm thấp, kinh tế toàn cầu yếu ớt, điều kiện tài chính khắt khe hơn. Nhu cầu tiêu dùng tại các nước xuất khẩu dầu mỏ hầu như không tăng, các nước nhập khẩu dầu có thể hưởng lợi nhờ giá dầu thấp, nhưng giá lương thực có thể tăng cao do hạn hán, thất nghiệp cao, các động thái phá giá bản tệ sẽ đẩy mặt bằng giá tăng cao, qua đó kìm hãm nhu cầu chi tiêu và các hoạt động kinh tế. Tại nhiều nước trong khu vực, các biện pháp cải cách tài khóa có thể cản trở hoạt động đầu tư do các chính phủ và nhà đầu tư cắt giảm chi phí vốn.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: kinh tế toàn cầu WB

Tin cùng chuyên mục

Miễn phí trọn đời ứng dụng quản lý bán hàng cho hộ kinh doanh

Đồng hành cùng hộ kinh doanh, từ 14-7, VietinBank phối hợp cùng FPT chính thức triển khai chương trình tặng miễn phí trọn đời ứng dụng quản lý bán hàng trên điện thoại Biznext cho hộ kinh doanh.

Miễn phí trọn đời ứng dụng quản lý bán hàng cho hộ kinh doanh

Điểm tin 18h: VNeID tích hợp trợ lý ảo AI; MV 'Một con vịt' biến mất khỏi YouTube

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 15-7-2025

Điểm tin 18h: VNeID tích hợp trợ lý ảo AI; MV 'Một con vịt' biến mất khỏi YouTube

Blue Cap Cream: minh bạch thành phần để cạnh tranh

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng hoài nghi về thành phần trong mỹ phẩm, Blue Cap Cream - sản phẩm giúp dưỡng ẩm và làm giảm khô da - đã mở toang dữ liệu, biến minh bạch thành lợi thế.

Blue Cap Cream: minh bạch thành phần để cạnh tranh

Gia Lai ưu đãi sinh viên học ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo

Chương trình thuộc đề án phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, an toàn và an ninh mạng giai đoạn 2025 – 2030 của tỉnh Bình Định cũ. Trường Đại học Quy Nhơn là cơ sở đào tạo 7.500 nhân lực cho dự án.

Gia Lai ưu đãi sinh viên học ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo

Walmart thu hồi 850.000 bình nước inox vì nguy cơ gây mù cho người dùng

Walmart ghi nhận 3 trường hợp người tiêu dùng bị thương khi nắp bình nước giữ nhiệt hiệu “Ozark Trail 64 oz” văng trúng mặt, trong đó 2 người bị tổn thương mắt dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Walmart thu hồi 850.000 bình nước inox vì nguy cơ gây mù cho người dùng

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan.

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar