17/10/2014 16:44 GMT+7

Học sinh miền biển Quảng Ngãi vượt nghịch cảnh đến trường

NGỌC HIỀN
NGỌC HIỀN

TTO - Cha lênh đênh trên biển làm thuê, mẹ mắc bệnh hiểm nghèo không có tiền chữa trị - bất hạnh ấy không quật ngã ý chí của hai cô học trò nghèo ở xã biển Nghĩa An (Quảng Ngãi).

Đã có lúc tưởng chừng phải rời ghế nhà trường để đối mặt với những lo toan thường nhật, nhưng Phạm Thị Mỵ Nương (lớp 6D, Trường THCS Nghĩa An) và Cao Thị Thỏa (lớp 10A8, Trường THPT Thu Xà) vẫn vượt những “con sóng” đầu đời, tiếp tục theo đuổi việc học hành.

Nhịn ăn sáng mua sách vở

Đến làng chài Tân An ai cũng biết hoàn cảnh của Nương. Nương là chị cả của gia đình nghèo có đến năm chị em.

Anh Phạm Văn Ngạo (cha Nương) không có tiền đóng thuyền nên suốt đời đi làm “bạn” tàu, chuyến được chuyến mất, thu nhập bấp bênh. Suốt mấy tháng ròng, anh Ngạo đi được vài phiên biển, chủ tàu chia được một triệu đồng.

Mẹ Nương, chị Nguyễn Thị Hước bị bệnh tim, chỉ ngồi một chỗ làm nghề vá lưới.

Sau giờ học, Phạm Thị Mỵ Nương chỉ bài cho các em. Ảnh: Ngọc Hiền

Chị Hước tâm sự: “Quanh năm, hai vợ chồng làm lụng mãi mà nghèo miết, không có tiền xây nhà, phải ở nhà ông bà nội, 9 con người quây quần trong cái nhà chật hẹp”.

Góc học tập của Nương và hai đứa em đang học tiểu học là một chiếc bàn gỗ tròn. Chiếc bàn cũng là bàn ăn khi gia đình có khách, bàn kê cạnh chiếc giường tre, chiếc giường cũng là ghế.

Kể chuyện gia đình, Nương bỗng dưng bật khóc. Nhà nghèo nên Nương chỉ dùng sách cũ của anh chị họ, năm nay mẹ chỉ may một bộ quần áo đi học, mùa đông thì đang tới gần...

Thiếu sách, thiếu vở, thiếu tiền cho những khoản học tập, nên có hôm mẹ cho tiền ăn sáng Nương cũng nhịn để tiết kiệm.

Ngoài phụ việc nhà, Nương còn phụ cô hàng xóm bán bún. Đến chiều, Nương lại lội trên Bãi Đà (xưởng đóng mới, sửa chữa tàu thuyền) nhặt đinh, mảnh tôn, chai lọ, lon bia gom về bán đồng nát. Thấy chị nhặt, ba em nhỏ của Nương cũng đi theo, mấy chị em lọ mọ ở bãi sông này đến chiều tối.

Nương cho biết, một tuần thu gom bán được khoảng 10-20 nghìn đồng, tiền bỏ ống heo để khi mẹ hết gạo, hoặc cần mua vở, quần áo mới thì sẽ đập ra dùng.

Khó khăn là vậy nhưng suốt tiểu học, Nương đều đạt học lực giỏi, khá. Cô Phan Thị Nở, giáo viên chủ nhiệm lớp 6D cho biết, Nương là học trò chăm ngoan, học giỏi của lớp, học đều tất cả các môn. Nương ước mơ: “Khi mẹ đau ốm, nhà em không có xe máy đưa mẹ đến bệnh viện, không có tiền mua thuốc cho mẹ, em muốn làm bác sỹ để chữa bệnh cho người nghèo”.

Bước qua những ngày tuyệt vọng

Nhà của Cao Thị Thỏa (lớp 10A8, Trường THPT Thu Xà) nằm cạnh bãi sông ở xóm 1, thôn Tân Thạnh.

Bãi cát dài với những dây rau muống nước mọc hoang, là nơi dấu chân em in lên mỗi ngày ra sông mò cua, bắt ốc. Ban đầu, nó chỉ là một niềm vui tuổi thơ như bao trẻ em làng chài khác, nhưng từ khi mẹ Thỏa phát bệnh ung thư tuyến giáp thì niềm vui ấy trở thành công việc.

Năm Thỏa học lớp 9 thì bệnh ung thư của chị Nguyễn Thị Xí (mẹ Thỏa) phát bệnh nặng sau mấy năm vì không có tiền chữa trị. 

Cao Thị Thỏa kẹp chì vào lưới chuẩn bị cho chuyến biển mới của ba. Ảnh: Ngọc Hiền

 Trong lúc Thỏa tưởng chừng bỏ học thì lời khuyên nhủ của dì Nguyễn Thị Năm như nguồn năng lượng sưởi ấm và vực em dậy. Thỏa vẫn còn nhớ như in lời dì Năm nói: “Ba mẹ con đã khổ rồi, con phải đi học để kiếm cái nghề, nếu không đời con sẽ khổ nữa”.

Mẹ nằm viện một thời gian rồi về nhà, sức khỏe suy kiệt, chẳng làm thêm được việc gì, Thỏa trở thành lao động thứ hai trong gia đình sau ba.

“Ban đầu, em chỉ phụ rửa bát cho những cô bán hàng, quán ở chợ, mấy cô thấy thương thì cho tiền”, Thỏa kể. Buổi chiều ra sông, Thỏa lại mò cua, bắt ốc như hồi thơ ấu để…kiếm cái ăn. “Một con cua sông giá 500-1.000 đồng, nhưng cua trốn trong hang rất kỹ, một ngày em chỉ bắt được tầm mười con”, Thỏa nói.

Chị Xí cho biết, mỗi năm học đến, dì đều đi xin sách ở các nhà quen biết cho cháu học, quần áo Thỏa mặc đến trường cũng là đồ cũ của hàng xóm đem cho. Thỏa nói em thích nhất môn Toán và tiếng Anh, nhưng khi hỏi em có máy tính bỏ túi và từ điển không thì em lắc đầu: không có.

NGỌC HIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thi xong 'tự đoán' điểm cao, nam sinh Vũng Tàu 3 điểm 10, thủ khoa toàn quốc

Nhờ ý thức tự học, Phan Quang Hiển Vinh, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), đạt 3 điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Thi xong 'tự đoán' điểm cao, nam sinh Vũng Tàu 3 điểm 10, thủ khoa toàn quốc

Thủ khoa toàn quốc khối A00: Tin vui báo bố đầu tiên, bố đã qua đời từ năm Thịnh học lớp 3

'Bố tôi mất từ năm tôi học lớp 3. Lúc biết điểm thi, tôi rất xúc động. Việc đầu tiên tôi làm là thắp hương báo tin vui cho bố', Trần Hữu Thịnh nói.

Thủ khoa toàn quốc khối A00: Tin vui báo bố đầu tiên, bố đã qua đời từ năm Thịnh học lớp 3

'Hồng tỷ' thành 'trend' giải trí trên mạng, cái đáng ghét thành chuyện để vui?

Vụ 'Hồng tỷ' gây chấn động, nhưng dân cư mạng lại đang biến thành trò đùa vượt quá giới hạn.

'Hồng tỷ' thành 'trend' giải trí trên mạng, cái đáng ghét thành chuyện để vui?

Nhiều đại học công bố điểm sàn 15 cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT

Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều trường đại học đã công bố điểm sàn cho phương thức xét điểm kỳ thi này.

Nhiều đại học công bố điểm sàn 15 cho phương thức xét
điểm thi tốt nghiệp THPT

Nam sinh đạt 5 danh hiệu thủ khoa toàn quốc: Chọn ngành kỹ thuật nhưng yêu văn, làm thơ, viết rap

Nguyễn Việt Hưng - học sinh Trường THPT chuyên Chu Văn An, Hà Nội - gây chú ý khi đạt điểm số 'khủng' tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, đồng thời là thủ khoa khối A01, C01, D01 và D11.

Nam sinh đạt 5 danh hiệu thủ khoa toàn quốc: Chọn ngành kỹ thuật nhưng yêu văn, làm thơ, viết rap

200 chuyên gia quốc tế đến TP.HCM thảo luận về kinh tế, quản trị hiện đại

Hội thảo Quản trị châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 26 khai mạc hôm 16-7 với sự tham gia của hơn 200 chuyên gia giáo dục, kinh tế...

200 chuyên gia quốc tế đến TP.HCM thảo luận về kinh tế, quản trị hiện đại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar