08/01/2009 03:10 GMT+7

Vừa sốt xuất huyết, vừa sốt rét nặng!

BS NGUYỄN THÀNH ÚC (BV Đa khoa Tiền Giang)
BS NGUYỄN THÀNH ÚC (BV Đa khoa Tiền Giang)

TT - Khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang vừa điều trị khỏi một trường hợp bệnh nhân vừa mắc bệnh sốt xuất huyết, vừa bị sốt rét nặng.

Em Nguyễn Hoàng M., 13 tuổi, quê ở xã Long Hưng, Châu Thành, Tiền Giang, sốt cao liên tục ba ngày ở nhà, kèm ói nhiều, đến một chiều giữa tháng 12-2008 em nhập viện. Bác sĩ khám thấy em có dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết như sốt cao, xuất huyết dưới da, gan sưng vừa... nên cho làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh.

Em được chẩn đoán sốt xuất huyết độ II ngày thứ ba, có ói nhiều nên được truyền nước biển và uống thuốc hạ sốt. Đến ngày thứ chín của bệnh em vẫn tiếp tục sốt và lừ đừ, rồi đột nhiên đi tiểu ra nước màu nâu đen, da xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt vì thiếu máu. Bác sĩ cho kiểm tra ngay ký sinh trùng sốt rét trong máu và kết quả em bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét với mật độ cao trong máu, men gan cũng tăng cao.

Ngay sau khi biết bị sốt rét nặng, em M. được xử trí thuốc chống sốt rét loại truyền vào mạch máu trong sáu ngày và truyền máu tươi để chống thiếu máu. Hỏi kỹ về bệnh của những người thân trong gia đình, ba em cho biết ông bị sốt rét cách nay trên mười năm khi làm việc ở vùng rừng núi Tây nguyên. Từ đó tới nay ông không tái phát lần nào.

Như vậy khả năng em M. đã bị hai loại muỗi cắn, một là muỗi vằn (cơ thể muỗi có những vạch màu trắng) mang virus sốt xuất huyết và một là muỗi đòn xóc (khi đậu muỗi cắm đầu thẳng xuống da tạo thành một góc 45 độ như cây đòn xóc) mang ký sinh trùng sốt rét. Sau một tuần điều trị em M. đã hết sốt, ăn uống được, sức khỏe hồi phục dần.

Sốt rét mà tưởng sốt xuất huyết

Bệnh nhân Ng.N.B. 22 tuổi, nhà ở TP.HCM nhập viện vì sốt hồi cuối năm ngoái. Lúc đầu tất cả dấu hiệu khiến bác sĩ nghĩ đến sốt xuất huyết, nhưng điều trị trên mười ngày không thuyên giảm, mọi ý nghĩ về sốt xuất huyết bị bỏ qua. Mọi chuyện rồi cũng đến lúc an toàn vì có xét nghiệm chẩn đoán đúng: sốt rét.Tuy nhiên khi làm xét nghiệm về sốt rét lần đầu lại không ghi nhận được gì.

Lỗi ở chỗ người nhà và bệnh nhân không cung cấp đầy đủ thông tin. Vả lại bác sĩ không nghĩ nhiều đến vấn đề dịch tễ học trước đó vì bệnh nhân không khai (có đến Bình Phước tham gia mùa hè xanh hai tuần). Chính vì vậy trường hợp trên chậm hơn trong chẩn đoán.

BS Phạm Quang Tuấn (BV Bình Thạnh, TP.HCM)

BS NGUYỄN THÀNH ÚC (BV Đa khoa Tiền Giang)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar