05/03/2015 11:02 GMT+7

​Vua Hàm Nghi vẽ như một họa sĩ thật sự

QUANG THI
QUANG THI

TT - Bức tranh Chiều tà (Decline du jour) của vua Hàm Nghi (bút danh Tử Xuân) được đấu giá tại Paris ngày 24-11-2010 với giá 8.800 euro...

Vua Hàm Nghi bên những bức tượng điêu khắc của ông tại nhà riêng ở Algeria, năm 1935 - Ảnh do Amandine Dabat cung cấp

Vào 15g hôm nay 5-3, buổi nói chuyện chuyên đề “Vua Hàm Nghi - một cuộc đời nghệ sĩ” do cô Amandine Dabat - nghiên cứu sinh tiến sĩ lịch sử mỹ thuật Việt Nam của ÐH Paris - Sorbonne (Paris IV), được tổ chức tại Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM.

Thú vị ở chỗ, Amandine Dabat (sinh năm 1987) chính là cháu gái năm đời của vua Hàm Nghi (1871-1943).

Lùi thời gian lại một chút thì phải đến khi bức tranh Chiều tà (Decline du jour) của vua Hàm Nghi (bút danh Tử Xuân) được đấu giá tại Paris ngày 24-11-2010 với giá 8.800 euro (Tuổi Trẻ ngày 7-12-2010), công chúng cả ở Việt Nam và Pháp mới thú vị nhận ra có một vị vua Hàm Nghi nghệ sĩ bên trong tâm hồn vị vua Hàm Nghi yêu nước.

Ông vẽ tranh thế nào, học vẽ từ ai, di sản của ông còn được bao nhiêu... từ năm năm qua cô Amandine Dabat đã nghiên cứu điều đó cho luận án tiến sĩ của mình.

Nhân dịp Amandine Dabat có mặt tại TP.HCM hoàn tất những nghiên cứu cuối cùng của luận án, Lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM, Viện Viễn Ðông Bác Cổ tại TP.HCM... đã tổ chức buổi trò chuyện để Amandine Dabat giúp công chúng hiểu rõ hơn về sự nghiệp mỹ thuật của vua Hàm Nghi.

Ảnh: T.T.D.
Vua Hàm Nghi vẽ nhiều phong cảnh Algeria và Pháp, bằng phong cách hội họa phương Tây. Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng ông đã vẽ “cảnh Tây” bằng cái hồn Việt Nam
AMANDINE DABAT
(hậu duệ năm đời của vua Hàm Nghi ở Pháp)

rò chuyện với PV Tuổi Trẻ trước buổi tọa đàm, Amandine Dabat chia sẻ: “Tôi chỉ biết về vua Hàm Nghi nhiều sau này khi tìm hiểu tài liệu nghiên cứu. Nhưng với cuộc đời nghệ thuật của ông, tôi được biết qua những tác phẩm của ông để lại trong gia đình.

Khi bắt đầu là nghiên cứu sinh lịch sử mỹ thuật, tôi chọn đề tài nghiên cứu về ông. Ở Pháp, người ta không biết nhiều về Hàm Nghi nên tôi lớn lên cũng rất bình thường. Chỉ đến khi về Việt Nam nghiên cứu, tôi mới ý thức được niềm tự hào về ông!

Tôi nghĩ rằng lúc đầu ông vẽ tranh như một cách để tìm niềm vui. Nhưng khi đã khởi đầu thì ông vẽ cả ngày, vẽ như một họa sĩ thật sự. Theo ý tôi, ông đã trở thành họa sĩ theo cách tự nhiên”.

Dabat cũng cho biết thêm: “Ông sáng tác nhiều như vẽ tranh sơn dầu, phấn tiên, điêu khắc đồng, thạch cao... Trước đây tranh của ông chưa từng giới thiệu ra công chúng.

Năm 1962, căn nhà ông sống ở Algeria bị cháy nên toàn bộ tác phẩm của ông không còn gì. Số còn lại thuộc sở hữu của gia đình, ông tặng con cháu hoặc bạn bè... đến nay còn lại khoảng dưới 100 tác phẩm.

Riêng bức Chiều tà do ai đấu giá, ai mua thì gia đình tôi cũng không biết.  Những bức tranh còn lại thuộc sở hữu của nhiều gia đình bên Pháp. Rất tiếc ở Pháp có luật về bản quyền nghiêm ngặt, tôi không thể tự ý cung cấp hình ảnh nếu chủ sở hữu chưa cho phép.

Tại buổi nói chuyện, tôi chỉ giới thiệu bảy bức tranh tiêu biểu của ông và những hình ảnh ông chụp bên tác phẩm của mình”.

QUANG THI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

Công trình kiến trúc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2025 bỏ phiếu gần như tuyệt đối để trao Giải thưởng lớn.

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, khẳng định các kiến trúc sư Việt Nam ‘tuy thời thế mạnh yếu khác nhau, xong hào kiệt thời nào cũng có’, không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế.

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam thông báo việc Chính phủ Ấn Độ ‘có một bước đi ngoại lệ’ là kéo dài thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam theo đề nghị của phía Việt Nam.

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar