29/06/2017 08:16 GMT+7

Vụ án hoa hậu Phương Nga: tòa cho niêm phong các chứng cứ

TÂM LỤA
TÂM LỤA

TTO - Nhiều tình tiết mới tiếp tục được hoa hậu Phương Nga và Thùy Dung khai trước tòa như khoản tiền “cà phê” cho cán bộ giúp đưa thư của Dung từ trại giam ra, ông Cao Toàn Mỹ tố Nga lừa 16,5 tỷ vì Nga đòi chia tay.

Hoa hậu Phương Nga trả lời câu hỏi của luật sư bảo vệ cho ông Cao Toàn Mỹ - Ảnh: Hữu Khoa

Phiên tòa xét xử (từng đạt danh hiệu Hoa hậu người Việt tại Nga) và Nguyễn Đức Thùy Dung sáng 29-6 tiếp tục nóng với phần thẩm vấn của các luật sư với bị cáo, nhân chứng và người liên quan.

Phương Nga cho bà Phương mật khẩu email 

Bị cáo Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung tiếp tục khẳng định không có chuyện lừa đảo; 16,5 tỉ đồng là do Cao Toàn Mỹ cho Nga vì hai người có tình cảm với nhau. Dung cũng khai vì Phương Nga đòi chia tay nên ông Mỹ mới đòi lại 16,5 tỉ đồng.

Tất cả các tài liệu trong hồ sơ vụ án như thỏa thuận mua bán nhà, giấy biên nhận, giả di chúc, giấy hoàn cọc… đều do bị cáo làm theo hướng dẫn của bà Mai Phương và một phần là do bà Mai Phương tạo lập rồi đưa cho bị cáo ký.

Nga xác định lại một lần nữa các email hợp đồng tình cảm được phát tán trên mạng, được luật sư gửi cho hội đồng xét xử (HĐXX) chính xác là do ông Cao Toàn Mỹ gửi cho bị cáo.

Hợp đồng tình cảm bị cáo bị xóa theo lời của bà Mai Phương, sau đó bị cáo còn cho bà Mai Phương mật khẩu email để bà vào kiểm tra và xóa đi.

Luật sư bảo vệ cho ông Cao Toàn Mỹ chất vấn Phương Nga - Ảnh: Hữu Khoa

Về lý do có đơn tố cáo ông Cao Toàn Mỹ đến Công an quận 7 vi phạm chế độ hôn nhận 1 vợ 1 chồng, Nga lý giải vì bị ông Mỹ đe dọa, hành hung, cho người gọi điện rất nhiều.

Khi được hỏi bị cáo nhận thức thế nào về vi phạm hôn nhân 1 vợ 1 chồng, bị cáo trả lời mình không có nhận thức rõ ràng về chuyện đó. "Anh Mỹ có vợ rồi mà vẫn quen bị cáo, bị cáo chỉ nghĩ tố cáo để chuyện đó phanh phui thì Mỹ sẽ ngại ngùng, không làm phiền bị cáo nữa", Nga nói.

Nga cũng khai rất rõ chuyện tình cảm của Nga và Mỹ: chuyện tình cảm này có bà Linh là người giúp việc cho Nga và bà Dương Thị Gái biết. Nga cũng khai rõ tên các khách sạn ở nước ngoài Nga và ông Mỹ đã ở khi đi nước ngoài. Khi nhập cảnh ở sân bay, bị cáo đều khai rõ sẽ ở đâu.

Về số tiền 16,5 tỉ đồng hiện ở đâu, bị cáo Nga xin phép HĐXX không trình bày.

Tuy nhiên, trả lời thẩm vấn, ông Cao Toàn Mỹ vẫn phủ nhận lời khai của hai bị cáo và khẳng định 16,5 tỉ đồng là tiền Mỹ nhờ Nga mua bán nhà.

Về các thỏa thuận mua bán nhà với Phương Nga, ông Mỹ cho biết thỉnh thoảng gặp Nga để trao đổi trực tiếp, gọi điện thoại hoặc ở quán café.

HĐXX đã hỏi ông Cao Toàn Mỹ cụ thể về các căn nhà ông nhờ mua để xác định sự thật của vụ án. Theo ông Mỹ, trong 3 căn nhà nhờ Phương Nga mua thì ông có tới căn nhà số 7 Nguyễn Trãi.

HĐXX hỏi ông Mỹ thang máy căn nhà này ở đâu, thang bộ ở đâu, quầy lễ tân ở đây, kết cấu nhà thế nào... Tuy nhiên, nhiều câu hỏi ông Mỹ khai không nhớ rõ.

"Điều tra viên dọa treo tôi lên nếu cứ im lặng"

Trong quá trình điều tra lại, cơ quan điều tra cho bị cáo Nga đối chất với bà Nguyễn Mai Phương, có sự chứng kiến của luật sư bị cáo, tuy nhiên bị cáo Nga vẫn im lặng.

Lý giải nguyên nhân, bị cáo Nga cho rằng viện kiểm sát có dấu hiệu mớm cung cho bà Phương nên bị cáo đã im lặng.

Bị cáo Nga cũng khai “bị điều tra viên dọa dẫm, mớm cung, bảo tại sao cứ im lặng mãi thế? Nếu cứ im lặng sẽ treo lên, cho đứng một chân như Chúa Jesu, biết Chúa đứng thế nào không?”...

Trước đó, trong phần trả lời luật sư Trần Thu Nam (bảo vệ cho ông Cao Toàn Mỹ), Phương Nga tỏ ra gay gắt và chất vấn, đối đáp với luật sư. Theo bị cáo Nga, mục đích của bị cáo khi nhờ người giúp việc nhờ làm con dấu giả có nội dung “đã đọc và đồng ý” là do bà Mai Phương bảo làm.

Ông Mỹ đã nhiều lần đe dọa bị cáo trực tiếp và gián tiếp, sau đó bị cáo phải đến công ty thuê vệ sĩ để bảo vệ. Sau đó bị cáo thấy không tin tưởng vệ sĩ, có một người bạn khuyên Nga nên thuê xã hội đen để bảo vệ mình chứ không phải để dằn mặt Cao Toàn Mỹ.

Ông Cao Toàn Mỹ: "Mỗi lá thư ông Nghĩa trả 5 triệu đồng"

Trả lời thẩm vấn luật sư của mình, ông Cao Toàn Mỹ phủ nhận lời khai của nhân chứng Lữ Minh Nghĩa trước đó.

Ông Mỹ cho rằng Lữ Minh Nghĩa biết lời khai của các bị cáo tại cơ quan điều tra và nhiều lần nhắn lại cho ông biết.

Ông Cao Toàn Mỹ tại buổi xét xử sáng 29-6 - Ảnh: Hữu Khoa

“Vai trò tiếp xúc của tôi không thể cao hơn ông Lữ Minh Nghĩa. Ông Nghĩa khoe với tôi ông ấy có thư nilon từ trại giam đưa ra. Bản thân ông ấy là người trực tiếp đi giao dịch. Mỗi lá thư đưa ra ông ấy phải trả 5 triệu đồng.

Tôi chưa được nhìn thấy các lá thư. Trong giai đoạn này ông Nghĩa muốn khẳng định vai trò của mình trong việc dàn xếp giữa các bên” - ông Mỹ khai.

Trước đó ông Nghĩa khai ông nhận được thư nilon là do bà Nguyễn Mai Phương cho tiếp xúc với một cán bộ công an.

Cao Toàn Mỹ cũng khai không gây áp lực cho Lữ Minh Nghĩa như Nghĩa khai trước tòa, “nếu ông Nghĩa bảo tôi gây áp lực thì phải có chứng cứ”.

"Cán bộ chuyển thư giùm là do tình cảm với bà Mai Phương"

Nhân chứng Lữ Minh Nghĩa tiếp tục khai rõ về việc nhận thư của bạn gái từ trại giam. Theo Nghĩa, không có chuyện mỗi lá thư phải trả 5 triệu đồng như Cao Toàn Mỹ khai vì “cán bộ Nghĩa nói chuyển thư dùm là do tình cảm với bà Nguyễn Mai Phương nên mới giúp”.

Bà Hồ Mai Phương (mẹ bị cáo Phương Nga) khẳng định trước tòa bà không có bất cứ mối quan hệ nào với cơ quan điều tra và viện kiểm sát. Vì bà Nguyễn Mai Phương cho số điện thoại và giục quá nhiều lần nên bà mới đến gặp ông Trần Hải Nam, là cán bộ kiểm sát.

Bà Nguyễn Mai Phương bảo lên gặp ông Nam để chạy án nhưng khi gặp, bà thấy ông Nam là người có tuổi và liêm khiết nên bà đề nghị ông Nam “nếu các cháu sai 10 thì ông xử lý 9 thôi, để các cháu còn có tương lai”.

Bà Phương cũng phủ nhận việc đưa cho cán bộ quản giáo 50 triệu đồng như bà Nguyễn Mai Phương đã khai.

Hoa hậu Phương Nga trả lời câu hỏi của chủ tọa phiên tòa - Ảnh: Hữu Khoa

Thùy Dung: "Điều tra viên bảo khai thế để nhanh kết thúc vụ án"

Trả lời chất vấn của luật sư Trần Thu Nam, bị cáo Thùy Dung tiếp tục khai điều tra viên tên Nguyễn Thanh Tùng đã hướng dẫn bị cáo khai tại cơ quan điều tra. 

Ở cơ quan điều tra, Dung khai 2,5 tỉ đồng trong tài khoản là tiền được Phương Nga chia sau khi lừa được của ông Cao Toàn Mỹ. Tuy nhiên tại tòa, bị cáo Dung cho rằng đây là tiền kinh doanh mỹ phẩm của bị cáo.

Bị cáo Thùy Dung trả lời HĐXX tại phiên tòa sáng 29-6 - Ảnh: Hữu Khoa

Dung nói bị cáo khai khác đi tại cơ quan điều tra vì điều tra viên Tùng bảo khai như như thế để nhanh kết thúc vụ án.

“Bị cáo chịu áp lực rất lớn của cơ quan điều tra. Trong lòng bị cáo tin luật sư bị của mình nhưng vì chịu áp lực, muốn kết thúc vụ án nên bị cáo nghe theo điều tra viên”, Dung nói.

Dung cũng xin tòa cho mình chứng minh mình bị áp lực tại cơ quan điều tra ra sao: “Lời khai của bị cáo trong các bản cung giống nhau từng chi tiết, giống nhau đến từng dấu chấm, dấu phẩy, chuyển tiền lúc nào, mua nhà kết cấu nhà ra sao…lần hỏi cung sau cứ chi tiết hơn lần hỏi cung trước. Nếu không được hướng dẫn, làm sao bị cáo nhớ được chi tiết như thế?”.

Thư nilon được chuyển ra sao?

Tại tòa, bị cáo Nguyễn Đức Thùy Dung đã khai chi tiết thư bằng túi nilon. Theo Dung, khi bị cáo mua thức ăn từ cantin như cà, dưa leo thì sẽ có túi nilon. Bị cáo dùng sợi chỉ từ mền để cắt nilon cho vuông vức, sau đó bị cáo dùng bàn chải nhựa để mài cho vuông vức rồi viết lên túi nilon.

Thường khi cán bộ Nghĩa trực, cán bộ Nghĩa sẽ cho Dung đưa thư của bạn trai Lữ Minh Nghĩa, sau khi đọc thư xong, đêm đó bị cáo viết thư lại, ngày mai đưa thư cho cán bộ Nghĩa qua lỗ gió nhỏ ở phòng giam.

Khi nào cán bộ Nghĩa mở lỗ gió thì bị cáo đưa thư cho cán bộ Nghĩa mang đi. Mỗi lần cán bộ đến đều đứng nói chuyện 20 phút. Việc viết thư này các phạm nhân cùng buồng đều chứng kiến.

Bị cáo Dung cũng dặn bạn trai nếu cán bộ Nghĩa gửi thư ra thì phải gửi tiền café cho cán bộ.

Dung cam kết lời khai của mình là hoàn toàn đúng sự thật.

 

Cho nhân chứng ngồi phòng cách ly là đúng luật

Theo tòa, trong khi xét hỏi đối với nhân chứng Nguyễn Mai Phương, trước khi đến tòa, bà Phương có văn bản đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng cho phép bà cách ly ở phòng khác vì quyền của người làm chứng quy định tại điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự.

Vì vậy HĐXX quyết định chấp nhận yêu cầu để đảm bảo quyền của bà Phương. Khi bà trả lời thẩm vấn thì tòa đều ghi âm, ghi hình để đảm bảo sự khách quan và đưa hình ảnh này vào hồ sơ vụ án.

Hội đồng xét xử cho biết các chứng cứ, tài liệu được người làm chứng, luật sư cung cấp trong các ngày xét xử vừa qua sẽ được tòa đưa đi giám định.

HĐXX yêu cầu người nộp chứng cứ, các luật sư và đại diện viện kiểm sát ký xác nhận trên bì thư niêm phong để đảm bảo tính khách quan của chứng cứ.

Bà Hồ Mai Phương, nhân chứng Lữ Minh Nghĩa đã nộp chứng cứ cho tòa và ký xác nhận niêm phong. Luật sư của Cao Toàn Mỹ không nộp cho tòa đoạn ghi âm mà ông đã đưa ra tòa trước đó.

Sau khi hoàn tất việc niêm phong tài liệu, HĐXX cho biết sẽ tạm nghỉ để họp đánh giá các chứng cứ mà người làm chứng, luật sư đã giao nộp.

15h hôm nay phiên tòa tiếp tục làm việc.

Có hay không việc thông cung?

Trong các ngày xét xử trước đó, các bị cáo và người làm chứng đã có những lời khai bất ngờ. 

Bị cáo Trương Hồ Phương Nga (30 tuổi, hoa hậu người Việt tại Nga) khai nhiều lần được bà Nguyễn Mai Phương (người làm chứng trong vụ án) hướng dẫn việc ngụy tạo chứng cứ qua điện thoại, tin nhắn Viber.

Bị cáo và ông Cao Toàn Mỹ có nhiều tin nhắn tình cảm qua điện thoại, hợp đồng tình cảm qua email nhưng bị bà Phương bảo xóa hết. Nga cho rằng tất cả các chứng cứ mà viện kiểm sát dùng để buộc tội bị cáo đều là do bị cáo làm theo sự sắp đặt của bà Mai Phương.

Hai người làm chứng khác trong vụ án là ông Nguyễn Văn Yên và Lữ Minh Nghĩa cũng khai trước đó bà Phương đã gặp họ và nhờ họ ngụy tạo các giấy mua bán nhà, các giấy tờ này sau đó được cơ quan tố tụng dùng để buộc tội bị cáo Trương Hồ Phương Nga.

Lữ Minh Nghĩa (bạn trai của bị cáo Nguyễn Đức Thùy Dung) cũng khai ông Cao Toàn Mỹ chat với Nghĩa qua Viber, Hangouts để hướng dẫn phải khai khác đi về vụ án…

Theo lời Nghĩa, với sự giúp đỡ của bà Nguyễn Mai Phương, Nghĩa đã được gặp một cán bộ công an tên N. Thông qua vị này, Dung đã gửi từ trại giam ra cho Nghĩa hơn 10 lá thư để trao đổi về cách khai báo trong vụ án.

Khi tòa hỏi thư viết bằng gì, Dung cho biết đã mài mòn bàn chải đánh răng và dùng nó viết lên bao nilon. Trong sáng 27-6, Lữ Minh Nghĩa đã cung cấp cho hội đồng xét xử 5 lá thư mà Dung viết trên bao nilon và gửi ra ngoài cho Nghĩa.

Bị cáo Dung cũng xác nhận đây là những lá thư bị cáo đã viết và chuyển cho bạn trai thông qua cán bộ công an. Nhận thấy đây là vấn đề rất nghiêm trọng nên tòa đã nhắc nhở Lữ Minh Nghĩa và bị cáo Dung phải cam kết chịu trách nhiệm với lời khai của mình.

Đến ngày xét xử thứ 3, bà Nguyễn Mai Phương mới có mặt tài tòa. Sự có mặt của bà cũng đã gây nên các  vì bà được HĐXX cho ngồi trong phòng kín, trả lời qua micro và không ai thấy mặt.

Bà Phương đã phủ nhận mọi lời khai của các bị cáo và người làm chứng.

Bà Nguyễn Mai Phương còn cho rằng bà Hồ Mai Phương là mẹ bị cáo Phương Nga đã tiếp cận với một số người tại các cơ quan tố tụng để tìm cách thông cung giữa hai bị cáo và người làm chứng ở bên ngoài là Lữ Minh Nghĩa.  Bà Phương cho rằng bà có đoạn ghi âm cuộc gọi bà Hồ Mai Phương về vấn đề này và đã nộp cho tòa.

Các luật sư đã đặt câu hỏi với bà Mai Phương về việc mẹ bị cáo Nga thông cung trước với ai, thông cung thế nào? Bà Phương cho biết việc thông cung được thực hiện từ nhiều phía và nội dung cụ thể bà không thể nhớ chính xác.

Theo luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn luật sư TP.HCM), việc xác định có hay không việc thông cung giai đoạn đầu của quá trình điều tra là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá về vụ án.

“Quá nhiều các chi tiết mới mẻ được phơi bày trong trong phiên tòa mà hội đồng xét xử không để đánh giá ngay được. Với những công cụ chat, điện thoại, email nêu trên thì cơ quan điều tra có thể liên hệ với nhà mạng, đơn vị cung cấp phần mềm để yêu cầu cung cấp thông tin.

Bởi với kỹ thuật hiện đại dù thông tin bị xóa vẫn có thể lưu lại ở đâu đó. Vì vậy trong vụ án này, việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung là điều cần thiết” - luật sư Nguyễn Thành Công nhận định.

Chủ tọa phiên tòa thẩm vấn bị cáo Phương Nga - Ảnh: Hữu Khoa
Chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo Thùy Dung về quá trình viết thư trên giấy nilong và đưa ra ngoài - Ảnh: Hữu Khoa
Chủ tọa phiên tòa thẩm vấn bị cáo Thùy Dung - Ảnh: Hữu Khoa
Hoa hậu Phương Nga trao đổi với luật sư trước phiên tòa xét xử ngày 29-6 - Ảnh: Hữu Khoa
Trương Hồ Phương Nga được đưa tới phiên tòa sáng 29-6 - Ảnh: Nam Trần
 
Toàn cảnh phiên tòa xét xử vụ hoa hậu Phương Nga sáng 29-6 - Ảnh: Hữu Khoa
Luật sư bảo vệ cho ông Cao Toàn Mỹ - Ảnh: Hữu Khoa
TÂM LỤA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xử phạt người bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng'

Bà L.T.K. được xác định có hành vi lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, vi phạm trật tự công cộng.

Xử phạt người bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng'

Bị tố sử dụng đất công sai mục đích, doanh nghiệp nói gì?

Một công ty nhà nước được tỉnh Thừa Thiên Huế (cũ) cho thuê đất để làm trụ sở bị phản ánh có hành vi cho bên thứ ba thuê lại mặt bằng để kinh doanh, sử dụng sai mục đích thuê đất, vi phạm hợp đồng và quy định pháp luật.

Bị tố sử dụng đất công sai mục đích, doanh nghiệp nói gì?

Giáo viên nam nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con vào thời gian nghỉ hè có được nghỉ bù không?

* Tôi là giáo viên cấp II, vợ tôi sinh con khi tôi đang nghỉ hè, vậy xin hỏi tôi có được nghỉ bù sau thời gian nghỉ hè không? - Anh Hà Xuân Nhân (Quảng Ngãi)

Giáo viên nam nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con vào thời gian nghỉ hè có được nghỉ bù không?

Bộ Công an: Người dân cần nhanh chóng cập nhật, tìm hiểu các quy định Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Thượng tá Triệu Mạnh Tùng khuyến cáo người dân cần chủ động tìm hiểu quy định pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Việc này giúp người dân nắm rõ quyền của mình và yêu cầu các bên xử lý dữ liệu tuân thủ đúng nghĩa vụ.

Bộ Công an: Người dân cần nhanh chóng cập nhật, tìm hiểu các quy định Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Lập vi bằng, công chứng, chứng thực giao dịch sau ngày 1-7 cần chú ý gì?

Nhiều bạn đọc thắc mắc việc căn cước công dân chưa cập nhật địa chỉ mới có ảnh hưởng đến công chứng, chứng thực hay các giao dịch không?

Lập vi bằng, công chứng, chứng thực giao dịch sau ngày 1-7 cần chú ý gì?

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'

Thiếu tướng Phan Mạnh Trường cho biết đã khởi tố 33 bị can liên quan vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa.

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar