27/06/2017 18:00 GMT+7

Cho nhân chứng Mai Phương ngồi phòng riêng, liệu có cần thiết?

TÂM LỤA
TÂM LỤA

TTO - Trong phiên tòa xét xử Trương Hồ Phương Nga chiều 27-6, người làm chứng Nguyễn Mai Phương đã có mặt tại tòa nhưng yêu cầu… được ngồi phòng riêng.

Hoa hậu Phương Nga khai làm theo hướng dẫn của Mai Phương nhưng khi xuất hiện làm chứng tại tòa, bà Nguyễn Mai Phương ngồi phòng cách ly chứ không xuất hiện trực tiếp

Bà Phương được gọi là nhân vật bí ẩn trong vụ án vì 3 ngày xét xử vừa qua, bị cáo và người liên quan đã có rất nhiều lời khai liên quan đến bà Phương nhưng bà không có mặt.

Bảo vệ hình ảnh?

Theo hội đồng xét xử, bà Nguyễn Mai Phương có yêu cầu được ngồi cách ly để tránh việc bị báo chí ghi hình, gây ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư.

Tòa đã chấp nhận yêu cầu này của bà Phương và cho phép bà ngồi trong phòng kín, theo dõi phiên tòa qua màn hình tivi, trả lời qua loa phát thanh.

Những người dự khán chỉ nghe thấy tiếng nói của bà Nguyễn Mai Phương mà không thấy hình.

Khi tiến hành thẩm vấn người làm chứng, luật sư Nguyễn Văn Quynh (bảo vệ cho bị cáo Phương Nga) đã đề nghị hội đồng xét xử cho ông vào phòng cách ly để xác nhận với bà Phương một số tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án.

Tuy nhiên, hội đồng xét xử đã yêu cầu luật sư chuyển các chứng cứ này cho thư ký phiên tòa để thư ký chuyển vào phòng cho bà Mai Phương xem. Vì vậy, sự tương tác giữa các luật sư và người làm chứng có lúc bị gián đoạn.

Việc cho người làm chứng ngồi phòng cách ly từ đầu đến cuối không thấy mặt rất ít khi diễn ra ở tòa án.

Thường thì hội đồng xét xử cho phép bị cáo, người làm chứng, người liên quan… cách ly khi thẩm vấn để xem xét độ chính xác của các lời khai, khi khai xong thì được trở về phòng xử.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Sáu (nguyên chánh tòa hình sự TAND TP.HCM) cho rằng trong một số trường hợp để bảo vệ người làm chứng, tránh cho họ bị tác động, ảnh hưởng bởi những câu hỏi và câu trả lời của người khác thì hội đồng xét xử cho người làm chứng cách ly là chuyện bình thường, không trái quy định của pháp luật.

“Trách nhiệm của hội đồng xét xử là bảo vệ người làm chứng. Trong phiên tòa xét xử vụ Trương Hồ Phương Nga, bà Nguyễn Mai Phương đã yêu cầu được ngồi phòng cách ly để trả lời, hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu này là không sai.

Trước đây TAND TP.HCM cũng đã từng cho cách ly người làm chứng với các bị cáo để xét hỏi. Quan trọng là thông tin khai báo của người làm chứng thế nào” - ông Nguyễn Đức Sáu cho biết.

Không đảm bảo sự khách quan?

Trái ngược với ông Nguyễn Đức Sáu, luật sư Nguyễn Phú Thắng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng việc hội đồng xét xử đồng ý với yêu cầu của bà Mai Phương trong trường hợp này là không cần thiết.

“Lời khai của người làm chứng phải đảm bảo 3 yếu tố: có liên quan đến vụ án, hợp pháp và đảm bảo sự khách quan.

Trong trường hợp này, lời khai của bà Phương phát ra từ phòng kín, qua loa phát thanh sẽ đặt ra câu hỏi về sự khách quan: Có sự chuẩn bị chu đáo cho bà được ngồi trong phòng, theo dõi phiên tòa qua màn hình tivi và trả lời qua micro.

Liệu lời khai này có sự chấp bút trước hay không? Bà có lấy giấy đọc hay không hoặc khi trả lời có bị ai đó tác động?” - luật sư Nguyễn Phú Thắng nhấn mạnh.

Theo luật sư Thắng, vụ án này đang có nhiều ý kiến trái chiều, được sự quan tâm theo dõi của dư luận thì việc người làm chứng cần có mặt ở tòa, đối chất với bị cáo, người liên quan dưới sự giám sát của báo chí là điều cần thiết.

Ông Ngô Cường (vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, TAND tối cao) cho biết ở các nước trên thế giới, trình tự bảo vệ người làm chứng được luật hóa một cách chặt chẽ.

Ở từng giai đoạn tố tụng sẽ có các quy định khác nhau. Người làm chứng nếu cần cách ly sẽ có phòng riêng.

Nếu cần thiết, các cơ quan tố tụng sẽ có biện pháp thay đổi danh tính, địa chỉ, thông tin của người làm chứng để bảo vệ họ.

Tuy nhiên trong vụ án này, luật sư Nguyễn Phú Thắng cho rằng người làm chứng chưa đến mức độ cần phải bảo vệ hình ảnh nghiêm ngặt.

“Bà Phương chỉ có yêu cầu không xuất hiện trực tiếp tại tòa vì sợ báo chí ghi hình, ảnh hưởng đến cuộc sống riêng.

Tuy nhiên trước yêu cầu này, hội đồng xét xử cần xem xét xem bà Phương có bị đe dọa về sức khỏe, tính mạng, ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân khi khai báo tại tòa hay không.

Đôi lúc để xác định đúng bản chất của vụ án thì tòa phải cân nhắc hi sinh lợi ích nhỏ để đạt được lợi ích lớn hơn” - luật sư Thắng nhấn mạnh.

Một số chuyên gia pháp lý cho biết ở Việt Nam hiện nay không có quy định bảo vệ người làm chứng một cách chi tiết, cụ thể.

Và đây có lẽ là lần đầu tiên có trường hợp nhân chứng không xuất hiện trực tiếp mà ngồi phòng cách ly như bà Nguyễn Mai Phương.

TÂM LỤA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt Tiến 'bịp', giang hồ mạng 'nổi tiếng' ở Hải Phòng

Công an TP Hải Phòng đã bắt giữ giang hồ mạng Tiến 'bịp' cùng đồng bọn để điều tra về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Bắt Tiến 'bịp', giang hồ mạng 'nổi tiếng' ở Hải Phòng

Cãi nhau, em giấu dao vào túi đâm chết anh trai

Vụ án mạng xảy ra tại phường An Xuyên, tỉnh Cà Mau làm người đàn ông chết tại chỗ.

Cãi nhau, em giấu dao vào túi đâm chết anh trai

Người Việt công tác nước ngoài nợ thuế ở trong nước, được nhập cảnh không?

Người đang đi công tác nước ngoài khi biết mình bị tạm hoãn xuất cảnh vì thuế, họ muốn về giải quyết vụ thuế thì khi về Việt Nam có được nhập cảnh không?

Người Việt công tác nước ngoài nợ thuế ở trong nước, được nhập cảnh không?

Đấu giá 21 lô đất liền kề ở phường Thanh Đức, Vĩnh Long thiếu tính cạnh tranh

Việc đấu giá 21 lô đất tại phường Thanh Đức, tỉnh Vĩnh Long (huyện Long Hồ cũ) có sai phạm khi cá nhân bị hạn chế tham gia, thiếu tính cạnh tranh.

Đấu giá 21 lô đất liền kề ở phường Thanh Đức, Vĩnh Long thiếu tính cạnh tranh

6 vụ án, vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo

Tại phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, đã quyết định bổ sung 4 vụ án, 2 vụ việc vào diện theo dõi, chỉ đạo.

6 vụ án, vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo

Đường dây tống tiền bằng hình ảnh nhạy cảm của ông trùm người Trung Quốc tại Campuchia

Những nạn nhân là cán bộ lãnh đạo, doanh nhân, công chức… bị người trong đường dây do ông chủ Trung Quốc cầm đầu ở Campuchia dẫn dụ thu thập hình ảnh nhạy cảm rồi tống tiền.

Đường dây tống tiền bằng hình ảnh nhạy cảm của ông trùm người Trung Quốc tại Campuchia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar