09/04/2019 08:49 GMT+7

Vụ nhiều người bị kẻ lạ mặt đâm: 10 người trị phơi nhiễm HIV

THÙY DƯƠNG
THÙY DƯƠNG

TTO - 10 người dân đã được điều trị phơi nhiễm HIV và sau 3 tháng kể từ ngày bị đâm sẽ được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM xác định có bị nhiễm HIV hay không.

Vụ nhiều người bị kẻ lạ mặt đâm: 10 người trị phơi nhiễm HIV - Ảnh 1.

Rất nhiều kim tiêm, bơm xi lanh, ống thuốc nằm lẫn lộn trong đống rác sau khi đã sử dụng vứt đầy sát trạm xe buýt ở trung tâm TP.HCM - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

TS Lê Mạnh Hùng, phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, cho biết từ ngày 23-3 đến đầu tháng 4, nơi này đã tiếp nhận 10 người dân đến tư vấn, điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV do kẻ lạ dùng vật sắc nhọn tấn công, gây ra những vết thương trên người, ở tay, lưng...

Không phải trường hợp nào cũng điều trị ...

Theo người dân kể lại, đối tượng gây thương tích là một người đàn ông tuổi trung niên, có lúc đi xe máy Wave. Những người này bị đâm trong lúc đang đi tại các khu vực ở Q.5, trong đó số người bị đâm nhiều nhất trên cầu Nguyễn Văn Cừ (TP.HCM).

Các bác sĩ đã cho cả 10 người dân điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV và hẹn bốn tuần sau quay lại tái khám.

Theo TS Hùng, khi người dân lo sợ bị nhiễm HIV sau một hoạt động nào đó, họ đã tìm đến bệnh viện với mong muốn được điều trị dự phòng. Có người đang đi đường bị kim đâm mà không biết kim của ai, có khả năng bị nhiễm HIV hay không? Họ là nhân viên y tế hoặc công an đang làm nhiệm vụ bị tai nạn nghề nghiệp...

Trước sự lo lắng, hoang mang của người dân, các bác sĩ sẽ xác định trường hợp này có nguy cơ, khả năng bị phơi nhiễm HIV hay không. Có nguy cơ nhiễm HIV khi tổn thương do kim có chứa máu đâm xuyên qua da gây chảy máu hay không. 

Nếu là kim nòng rỗng cỡ to, chứa nhiều máu, đâm sâu thì nguy cơ cao hơn là kim nòng nhỏ, chứa ít máu và đâm xuyên nông. 

Hoặc tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bị vỡ đâm phải. 

Máu và chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét hoặc sây sát từ trước (ngay cả khi không biết có bị viêm loét hay không). Nếu viêm loét hoặc sây sát rộng thì nguy cơ cao hơn. 

Không có nguy cơ nhiễm HIV khi máu và dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành. 

Nếu có nguy cơ nhiễm HIV, dù là rất thấp, bác sĩ vẫn phải tiến hành điều trị dự phòng. Chỉ khi bác sĩ xác định không có khả năng lây nhiễm HIV thì tư vấn và hỗ trợ người bị tai nạn xử lý vết thương, không điều trị uống thuốc dự phòng.

Nên đến trước 72 giờ

Khi người bị phơi nhiễm HIV được bác sĩ chỉ định điều trị dự phòng, người đó sẽ được làm một số xét nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe và tình trạng nhiễm HIV. 

Sau đó, người bị phơi nhiễm sẽ được cho uống thuốc điều trị dự phòng HIV trong 3 ngày. Ngày thứ 4, người điều trị phơi nhiễm quay lại bệnh viện để biết kết quả xét nghiệm của ngày đầu tiên, bác sĩ kiểm tra tình trạng tâm lý, tuân thủ điều trị và có bị tác dụng phụ của thuốc cần can thiệp hay không. 

Nếu mọi chuyện diễn tiến thuận lợi, người bị phơi nhiễm sẽ được tiếp tục uống thuốc dự phòng thêm cho đủ 28 ngày và được hẹn quay trở lại để kiểm tra tình trạng sức khỏe, mức độ tuân thủ điều trị... 

Sau 3 tháng kể từ ngày uống thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV, bệnh viện sẽ làm xét nghiệm kiểm tra xem người bị phơi nhiễm có bị nhiễm HIV hay không.

Điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV là điều trị khẩn cấp nội khoa. Vì vậy, TS Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh người bệnh nên đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt, không nên quá 3 ngày (72 giờ) để có hiệu quả điều trị cao.

Người dân không nên quá lo lắng hay hoang mang vì hiệu quả điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV rất cao.

Từ năm 1999 cho đến nay, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã tiến hành điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV trên 10.000 trường hợp và chưa có ca nào bị nhiễm HIV.

Theo TS Lê Mạnh Hùng, khi bị tai nạn vết thương ngoài da, người dân nên để máu chảy ra tự nhiên, không nên nặn máu từ vết thương vì có thể tạo điều kiện cho HIV, nếu có, ở lại.

Sau vài phút nên rửa vết thương bằng nước sạch và thuốc sát trùng rồi đến cơ quan y tế gần nhất để được sơ cứu, sau đó đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới để được tư vấn, xem xét, xử lý ban đầu, điều trị phơi nhiễm.

TTO - Nghi phạm từng có tiền án về tội trộm tài sản, từng cai nghiện ma túy và thừa nhận thực hiện 6 vụ dùng vật sắc nhọn gây thương tích cho người đi đường.

THÙY DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Huế kêu gọi người dân sử dụng thịt heo đúng cách, không nên quá lo

Chỉ trong 1 tháng, TP Huế liên tiếp ghi nhận hàng chục ca mắc liên cầu lợn, trong đó có nhiều ca bệnh nặng xin đưa về nhà và 1 ca tử vong. Từ đầu năm nay, Huế ghi nhận 38 ca mắc liên cầu lợn.

Huế kêu gọi người dân sử dụng thịt heo đúng cách, không nên quá lo

Phẫu thuật lấy búi tóc nặng nửa ký khỏi dạ dày bệnh nhi 5 tuổi

Bé trai 5 tuổi ở xã Liên Hương (tỉnh Lâm Đồng) nhập Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận (tỉnh Khánh Hòa) trong tình trạng đau bụng, nôn ói và suy kiệt. Các bác sĩ đã phẫu thuật và gắp thành công búi tóc nặng nửa ký từ dạ dày bé.

Phẫu thuật lấy búi tóc nặng nửa ký khỏi dạ dày bệnh nhi 5 tuổi

Nhiều lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại

Ông Đ.H.B. (62 tuổi, làm nghề lái xe, trú tại Bắc Ninh) từng nhiều lần bị chó cắn, lần gần nhất cách đây gần ba tháng. Khi đó ông bị chó nhà hàng xóm cắn vào mặt ngoài cẳng chân phải, nhưng không tới cơ sở y tế để xử lý hay tiêm phòng dại.

Nhiều lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại

Xác minh thông tin bánh mì của một thương hiệu lớn ở Đà Nẵng có dòi bò lúc nhúc

Một du khách phản ánh trên mạng xã hội thông tin bánh mì của một thương hiệu lớn ở Đà Nẵng có dòi bò lúc nhúc, ngay lập tức chính quyền đã kiểm tra, xác minh.

Xác minh thông tin bánh mì của một thương hiệu lớn ở Đà Nẵng có dòi bò lúc nhúc

Thịt nhiễm khuẩn liên cầu lợn nấu chín là an toàn?

Nhiều người cho rằng thịt lợn chỉ cần nấu chín là có thể ăn được, kể cả khi thịt có dấu hiệu bất thường hay nhiễm khuẩn liên cầu lợn.

Thịt nhiễm khuẩn liên cầu lợn nấu chín là an toàn?

Hai trẻ nhập viện nghi ngộ độc khí ô tô sau 1 giờ trên xe

Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình vừa tiếp nhận điều trị thành công cho hai bệnh nhi nhập viện nghi do ngộ độc khí sau khi ngồi lâu trong ô tô đang di chuyển.

Hai trẻ nhập viện nghi ngộ độc khí ô tô sau 1 giờ trên xe
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar