31/03/2023 13:52 GMT+7

Vụ học sinh ngộ độc: Tại sao 900 trẻ ăn có hơn 70 trẻ ngộ độc?

Mới đây, 72 học sinh Trường tiểu học Kim Giang (quận Thanh Xuân, Hà Nội) ngộ độc, nhập viện do vi khuẩn tụ cầu vàng có trong món thịt gà. Vậy vi khuẩn tụ cầu vàng là gì và có nguy hiểm không? Tại sao 900 trẻ ăn nhưng chỉ hơn 70 trẻ bị ngộ độc?

Vụ học sinh ngộ độc: Tại sao 900 trẻ ăn có hơn 70 trẻ ngộ độc? - Ảnh 1.

Học sinh Trường tiểu học Kim Giang được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Vi khuẩn tụ cầu vàng là gì?

Tụ cầu vàng là vi khuẩn hay gặp, thường ký sinh trên da, niêm mạc người. Khi nhiễm vào thực phẩm, đặc biệt là thịt, cá, sữa... sẽ có thể tạo ra ngoại độc tố ruột là enterotoxin.

Ngoại độc tố của tụ cầu vàng nguy hiểm vì nó bền vững với nhiệt độ, phải mất hơn 1 tiếng ở nhiệt độ 100 độ C mới phân hủy được độc tố. Đáng nói, độc tố này lại không làm thay đổi mùi vị của thức ăn.

Khi ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn tụ cầu vàng, triệu chứng điển hình là buồn nôn và nôn, đau quặn bụng, đi lỏng. Các triệu chứng thường xuất hiện sớm, chỉ 30 phút đến vài tiếng sau khi sử dụng đồ ăn bị nhiễm độc tố tụ cầu vàng.

Cách điều trị là bù dịch và cân bằng điện giải, điều trị triệu chứng, thường bệnh nhân hồi phục sau 1-2 ngày.

Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây biến chứng nặng như trụy tim mạch, sốc… trên các trẻ suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém hoặc người già yếu, nhiều bệnh nền.

Tại sao 900 trẻ dùng cùng thức ăn nhưng chỉ hơn 70 trẻ ngộ độc?

Theo kết quả điều tra ban đầu vụ ngộ độc tại Trường tiểu học Kim Giang, ngày 28-3 Trường tiểu học Kim Giang tổ chức cho 915 học sinh khối 1 và khối 2 đi tham quan. Đồ ăn trưa cho học sinh được nấu tại trường và vận chuyển đến địa điểm trải nghiệm.

Thực đơn gồm: cơm rang, gà phi lê chiên xù, khoai tây chiên, canh chua nấu thịt, bánh Oreo Kinh Đô.

Tuy nhiên, sau đó có hơn 70 trẻ có biểu hiện ngộ độc và được cấp cứu tại bệnh viện, một số trẻ không có bất thường mặc dù dùng chung loại thức ăn.

Điều này có thể do trẻ có khả năng miễn dịch tốt, cơ thể luôn có cơ chế bảo vệ chống lại tác nhân xâm nhập. Hoặc trước đây các bé đã từng bị ngộ độ thức ăn do tụ cầu vàng, nên cơ thể có sẵn kháng thể ngăn chặn tác động của độc tố ruột enterotoxin.

Để phòng tránh ngộ độc thức ăn do vi khuẩn tụ cầu vàng, có hai vấn đề cần đặc biệt lưu ý.

Thứ nhất, lựa chọn nguyên liệu đảm bảo an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không mang mầm bệnh, bảo quản ở nhiệt độ <4 độ C.

Thứ hai, người chế biến đang không bị mụn nhọt, chốc lở ngoài da, bởi đa số mụn nhọt ngoài da là do vi khuẩn tụ cầu vàng gây nên. Trong quá trình chế biến không đảm bảo vệ sinh sẽ làm nhiễm khuẩn vào thức ăn gây ngộ độc.

Trẻ cũng cần vệ sinh cá nhân, khử khuẩn thường xuyên trước khi ăn uống, đảm bảo vệ sinh.

Hơn 70 học sinh ở Hà Nội bị ngộ độc: Có vi khuẩn tụ cầu vàng trong món thịt gà

Sở Y tế Hà Nội vừa thông tin nguyên nhân khiến 72 học sinh Trường tiểu học Kim Giang (quận Thanh Xuân) ngộ độc, nhập viện là do vi khuẩn tụ cầu vàng có trong món thịt gà.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar