21/02/2025 17:12 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vụ đóng bảo hiểm xã hội bằng cà phê: Luật sư phân tích

Theo luật sư, hợp đồng giao khoán vườn cà phê có tính chất như hợp đồng lao động và doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Vụ đóng bảo hiểm xã hội bằng cà phê: Luật sư nói gì? - Ảnh 1.

Việc công ty cà phê thu phí bảo hiểm của người lao động bằng sản phẩm gây ra bất bình - Ảnh: TẤN LỰC

Trong hợp đồng khoán tại Công ty Cà phê Ia Sao 1 thể hiện công ty đóng khoản bảo hiểm xã hội cho người lao động, rồi thu lại bằng sản phẩm là cà phê.

Công ty đóng bảo hiểm và thu lại bằng sản phẩm

Liên quan lùm xùm mức thu bảo hiểm xã hội giữa người lao động và một số công ty thành viên của Tổng công ty Cà phê Việt Nam tại Gia Lai, phóng viên đã tiếp cận nội dung hợp đồng giao khoán giữa các bên.

Theo hợp đồng giao khoán giữa Công ty Cà phê Ia Sao 1 và công nhân, việc chia sẻ lợi ích và hưởng lợi khi nhận khoán được quy định khá cụ thể.

Công ty và người lao động nhận khoán cùng đầu tư và phân chia sản phẩm tương ứng tỉ lệ đầu tư trong phương án khoán được Tổng công ty Cà phê Việt Nam phê duyệt.

Nội dung khoán quy định công ty thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động (23,5%) và trang cấp bảo hộ lao động, bồi dưỡng độc hại và khám sức khỏe định kỳ theo quy định và thu bằng sản phẩm.

Định mức và sản lượng nộp khoán được thể hiện gồm 2 mục mà công nhân phải nộp là cà phê kinh doanh tái canh (định mức khoán 4.000kg/ha) và các khoản bảo hiểm, kinh phí công đoàn (23,5%) tương đương 1.726kg/lao động.

Ngoài ra, người lao động phải đóng các khoản nộp bằng tiền là 10,5% mức lương cho các khoản bảo hiểm và đóng góp quỹ theo quy định của công ty.

Với nội dung hợp đồng này, người lao động hiểu rằng họ đang đóng 23,5% phí bảo hiểm xã hội bằng sản phẩm và 10,5% bằng tiền (tổng cộng 32%).

Trao đổi với phóng viên, ban đầu cán bộ phụ trách xây dựng phương án khoán của công ty cho biết sau khi đóng bảo hiểm cho người lao động, số tiền chênh lệch từ khoản thu sản phẩm còn lại được nhập vào doanh thu của doanh nghiệp.

Nhưng sau đó ông Trịnh Xuân Bảy - giám đốc công ty - cho biết khoản chênh lệch này được đưa vào chi phí doanh nghiệp. Doanh nghiệp cho rằng người lao động đang hiểu lầm về việc công ty thu cà phê để đóng bảo hiểm cho người lao động.

Vụ đóng bảo hiểm xã hội bằng cà phê: Luật sư nói gì? - Ảnh 2.

Hợp đồng khoán giữa công nhân và Công ty Cà phê Ia Sao 1 thể hiện công ty đóng 23,5% kinh phí bảo hiểm và thu bằng sản phẩm - Ảnh: TẤN LỰC

Luật sư: Nộp sản lượng để đóng bảo hiểm là chưa phù hợp với quy định

Theo luật sư Thảo Nguyên (Đoàn luật sư TP.HCM), hợp đồng khoán là thỏa thuận dân sự giữa bên khoán và bên nhận khoán. Với các hợp đồng giao khoán xác định tính chất thực hiện công việc của người lao động và chi trả bằng sản lượng cà phê theo thu hoạch, hiện được xác định có tính chất như hợp đồng lao động.

Do đó pháp luật yêu cầu phải thực hiện đóng bảo hiểm xã hội. Nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động và người sử dụng lao động trong trường hợp này được pháp luật quy định như sau:

Trên cơ sở lương của người lao động, tỉ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 32%. Trong đó người lao động đóng 10,5%, người sử dụng lao động đóng 21,5% và 2% kinh phí công đoàn.

Theo phản ánh của người lao động và căn cứ nội dung hợp đồng giao khoán quy định sản lượng nộp khoán (tức nộp bằng cà phê) của các công nhân gồm: cà phê kinh doanh tái canh và các khoản bảo hiểm, kinh phí công đoàn (23,5%).

Từ đó phía người sử dụng lao động yêu cầu người lao động phải nộp lại một phần sản lượng tương ứng với 23,5% để đóng bảo hiểm, kinh phí công đoàn và thu thêm bằng tiền tùy theo bậc lương cho việc đóng bảo hiểm xã hội là chưa phù hợp với quy định pháp luật.

Bởi vì nghĩa vụ nộp 21,5% vào các quỹ bảo hiểm xã hội và 2% vào kinh phí công đoàn là nghĩa vụ của công ty. Còn người lao động chỉ phải đóng 10,5% tiền lương vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Công ty có thể thu 10,5% tiền lương của người lao động để đóng thay người lao động vào các quỹ bảo hiểm xã hội. Còn đối với 23,5% các khoản bảo hiểm, kinh phí công đoàn, công ty không được phép thu của người lao động và công ty phải tự đóng bằng kinh phí của mình.

"Mức đóng đã được luật quy định rõ, nên doanh nghiệp và người lao động cần thực hiện các nghĩa vụ đúng theo quy định pháp luật" - luật sư Thảo Nguyên cho hay.

Đề nghị doanh nghiệp đối thoại với người lao động

Ngày 21-2, lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai thông tin sau khi có báo chí phản ánh, cơ quan này đã cử cán bộ xuống doanh nghiệp nắm bắt tình hình.

Đồng thời đề nghị doanh nghiệp và công đoàn sớm tổ chức hội nghị đối thoại với người lao động để trao đổi vấn đề, giải thích thông tin và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công nhân để có hướng tháo gỡ, đảm bảo quyền lợi người lao động.

Đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai sẽ cử cán bộ tham dự hội nghị này.

Vinacafe kiểm tra phản ánh vụ đóng bảo hiểm bằng cà phê

Lãnh đạo Tổng công ty Cà phê Việt Nam cho biết sẽ kiểm tra và xem xét thông tin công nhân bức xúc khi bị yêu cầu đóng bảo hiểm xã hội bằng cà phê.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Gần 120.000 hồ sơ sát hạch lái xe tồn đọng sẽ giải quyết thế nào?

TP.HCM còn tồn đọng gần 120.000 hồ sơ đăng ký sát hạch lái xe. Sắp tới, việc tổ chức sát hạch như thế nào để vừa giải quyết hồ sơ cũ, vừa phục vụ người dân đăng ký sát hạch mới một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất?

Gần 120.000 hồ sơ sát hạch lái xe tồn đọng sẽ giải quyết thế nào?

Vụ ban quản trị chung cư bị phạt gần 120 tỉ đồng: Cần làm rõ cơ sở xử phạt

Nhiều chuyên gia cho rằng ban quản trị (BQT) chung cư được hội nghị nhà chung cư bầu ra, đại diện cho cư dân mua các dịch vụ, chứ không kinh doanh. Do đó cáo buộc BQT "trốn thuế" do không xuất hóa đơn khi cung cấp dịch vụ là bất hợp lý.

Vụ ban quản trị chung cư bị phạt gần 120 tỉ đồng: Cần làm rõ cơ sở xử phạt

170 bảng thông tin xe buýt hỏng, tháng 7-2025 khắc phục xong

Đó là thông tin từ Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM về xử lý, khắc phục tình trạng bảng thông tin ở hàng trăm nhà chờ xe buýt trên địa bàn bị hư hỏng, không hiển thị thông tin.

170 bảng thông tin xe buýt hỏng, tháng 7-2025 khắc phục xong

Mưa to ngập phố, bệnh nhân và thân nhân bì bõm trên đường về nhà

Cơn mưa chiều 15-5 khiến đường Bà Triệu, trước Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn (huyện Hóc Môn, TP.HCM) ngập sâu, người bệnh và thân nhân phải bì bõm về nhà.

Mưa to ngập phố, bệnh nhân và thân nhân bì bõm trên đường về nhà

Cán bộ sắp về hưu đi học tập kinh nghiệm, đừng dùng khái niệm 'lập lờ'

HĐND huyện U Minh, tỉnh Cà Mau vừa tổ chức 2 đoàn đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo dù đã có chủ trương sắp xếp bỏ cấp huyện. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Trị cũng vừa thu hồi kế hoạch tổ chức đoàn cán bộ lãnh đạo sắp nghỉ hưu đi học tập kinh nghiệm...

Cán bộ sắp về hưu đi học tập kinh nghiệm, đừng dùng khái niệm 'lập lờ'

Tránh xe máy ngược chiều ngã trúng xe tải chết: Người đi xe máy ngược chiều có bị xử lý hình sự?

Các luật sư cho rằng nếu không có va chạm, người lái xe máy chạy ngược chiều trong vụ việc có thể chỉ bị phạt lỗi hành chính. Tuy nhiên gia đình nạn nhân có thể yêu cầu người đi xe máy ngược chiều bồi thường.

Tránh xe máy ngược chiều ngã trúng xe tải chết: Người đi xe máy ngược chiều có bị xử lý hình sự?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar