29/04/2025 13:06 GMT+7

Vụ điều dưỡng bị hành hung ngay khi đang chữa bệnh: Có thể làm mất cơ hội điều trị cho người thân

Theo Luật Khám chữa bệnh sửa đổi, nhân viên y tế được phép tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường hợp bị người khác đe dọa đến sức khỏe, tính mạng.

hành hung - Ảnh 1.

Nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ bị người nhà nạn nhân hành hung ngày 25-4 - Ảnh: Cắt từ clip

Hành hung điều dưỡng có thể làm mất cơ hội điều trị cho người thân

Vụ việc nhân viên y tế bị hành hung, xúc phạm tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba, Phú Thọ lan truyền khiến nhiều người bức xúc. Hành động không chỉ làm ảnh hưởng đến môi trường an toàn trong bệnh viện mà có thể làm mất đi cơ hội điều trị cho bệnh nhân.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Cao Việt Hưng - phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba - cho hay sự việc xảy ra khi các bác sĩ đang tích cực điều trị cho bệnh nhi 12 tuổi có dấu hiệu sốc phản vệ sau khi tiêm kháng sinh.

Thời điểm đó dù các y, bác sĩ đã yêu cầu người nhà bệnh nhân ra ngoài để có thể tập trung cứu chữa người bệnh, nhưng gia đình không nghe và liên tục có những lời lẽ xúc phạm, đe dọa, gây cản trở.

Triệu tập người đàn ông đạp vào bụng điều dưỡng khi đang cấp cứu bệnh nhân ở Phú Thọ

"Trong lúc cấp cứu như vậy đáng ra phải để các bác sĩ toàn tâm toàn ý cấp cứu cho bệnh nhân vì vừa phải ép tim, vừa phải lấy thuốc để tiêm thì người nhà gây cản trở bằng lời nói, hành động gây áp lực cho ê kíp.

Thậm chí khi nam điều dưỡng ra ngoài lấy dụng cụ y tế để phục vụ cấp cứu đã bị người nhà đạp vào bụng. Ôm bụng vì đau trong vài giây, ngay sau đó nam điều dưỡng phải nén đau chạy đi lấy đồ để cấp cứu cho bệnh nhân", bác sĩ Hưng chia sẻ.

Trong tình huống nguy cấp, dù nhân viên y tế bị đánh cũng đau, phải chịu đau để cứu sống người bệnh chứ không thể bỏ người bệnh không cứu chữa. "Mặc dù trong quy định cơ sở y tế có thể từ chối điều trị khi bị cản trở, có nguy cơ tổn hại đến sức khỏe, nhưng lương tâm của người bác sĩ không cho phép mình làm như vậy", bác sĩ Hưng chia sẻ.

Theo thống kê của Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế (từ năm 2010 đến hết 2017) cả nước ghi nhận có ít nhất 22 vụ việc bác sĩ bị bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hành hung.

Trong đó các vụ việc xảy ra chủ yếu ở bệnh viện tuyến tỉnh (chiếm 60%), tuyến trung ương chiếm 20%. Phần lớn đối tượng bị tấn công là các bác sĩ (chiếm khoảng 70%) và điều dưỡng (khoảng 15%). Có tới 90% vụ bạo hành xảy ra khi bác sĩ đang cấp cứu, chăm sóc cho bệnh nhân, và 60% xảy ra khi thầy thuốc đang giải thích cho bệnh nhân, người nhà.

Khi nào nhân viên y tế có quyền từ chối?

Theo điều 40, mục 5 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh sữa đổi có hiệu lực từ năm 2024, nghiêm cấm các hành vi xâm phạm quyền của người bệnh, nghiêm cấm từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh...

Tuy nhiên các bác sĩ cũng có quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong 5 trường hợp sau đây:

- Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình, nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám chữa bệnh khác phù hợp để khám chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khác.

- Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi.

- Có yêu cầu khám, chữa bệnh trái quy định pháp luật.

- Người bệnh yêu cầu phương pháp khám chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật.

- Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 điều 15 của luật này (liên quan người bệnh là người thành niên và thanh niên rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự) không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Tại điều 43 của luật này cũng quy định, nhân viên y tế được phép tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường hợp bị người khác đe dọa đến sức khỏe, tính mạng.

Giới y khoa đề nghị đề cao ngăn chặn bạo lực với nhân viên y tế

Rất nhiều y, bác sĩ đã lên tiếng trong 2 ngày qua, kể từ khi có thông tin về vụ bạo lực với thầy thuốc ở Thanh Ba, Phú Thọ. Trong đó bác sĩ Nguyễn Đăng Khiêm, trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Hữu nghị nêu ý kiến:

Là bác sĩ cấp cứu ở một bệnh viện không quá "bất ổn" nhưng chứng kiến đồng nghiệp làm cấp cứu ở nhiều nơi bị "bắt nạt", "xâm hại cả thể xác và tinh thần", tôi thầm ước:

- Tại mỗi khoa cấp cứu, rộng hơn là tại mỗi "điểm nóng" đều có chế độ kích hoạt báo động được kết nối tới lực lượng an ninh nội bộ, công an sở tại. Và đương nhiên hệ thống này hoạt động hiệu quả.

- Luôn có lực lượng an ninh tại các "điểm nóng".

- Luật cần nghiêm hơn trong việc xử lý các hành vi bạo hành nhân viên y tế, đề cao ngăn chặn hơn là xử lý. Các sự việc cần được kết luận rõ ràng.

- Ước có một môi trường làm việc thực sự an toàn.

Bác sĩ kể lại giây phút vừa cấp cứu cho bệnh nhân sốc phản vệ, vừa bị hành hung

Trong khi các bác sĩ đang nỗ lực ép tim, cấp cứu cho bệnh nhân sốc phản vệ, người nhà đứng quanh giường bệnh, liên tục kêu gào, dùng lời lẽ xúc phạm, chửi bới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Bé trai 5 tuổi (ở huyện Thường Tín, Hà Nội) nghịch dây rút quần rồi tự 'thắt cổ', treo mình trên dây mắc màn.

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?

Chỉ trong thời gian ngắn đã liên tiếp xảy ra những vụ việc hành hung nhân viên y tế gây phẫn nộ. Điểm chung của những vụ việc đều xảy ra ở phòng cấp cứu - nơi bác sĩ chiến đấu để giành giật sự sống cho bệnh nhân.

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar