17/04/2018 10:48 GMT+7

Đằng sau chuyện người nhà liên tục hành hung bác sĩ là gì?

HOÀNG LỘC
HOÀNG LỘC

TTO - Bên cạnh sự cảm kích trước những hành động ân cần của nhân viên y tế, những người công tác trong ngành y cũng cho rằng một số bác sĩ cần soi rọi lại mình.

Bác sĩ Bệnh viện Xanh Pôn bị người nhà bệnh nhi đánh

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng Khoa Nhiễm - thần kinh (Bệnh viện Nhi Đồng 1), cho biết ông có theo dõi nhiều vụ việc đồng nghiệp bị hành hung và cảm thấy đau lòng.

"Tôi nghĩ chỉ có tâm lý coi thường và cửa quyền mới dám đánh người khác như vậy, chứ chỉ bực mình họ không làm như thế" - bác sĩ Khanh đánh giá.

Răn đe chưa đủ mạnh

Theo bác sĩ Khanh, chuyện coi thường này được nhìn ở nhiều khía cạnh, có thể do tâm lý tiếp xúc nhưng đa phần là do bối cảnh xã hội, sự răn đe chưa đủ mạnh. Nếu răn đe đủ mạnh rõ ràng sẽ không bao giờ xảy ra hiện tượng này và nếu có sẽ không tái phát. 

Có thể sau khi bị hành hung bác sĩ sẽ tha thứ cho họ nhưng nhiệm vụ của người quản lý phải giải quyết cho tới, phải vô khuôn phép vì đây không còn là việc xin lỗi giữa hai người.

"Tôi nghĩ rằng, môi trường ngành y là nơi chăm sóc sức khỏe cho người dân, tức bác sĩ đang thực hành nhiệm vụ. Nếu lý giải rằng do bác sĩ thế này thế nọ mới bị đánh thì người đó không phải là người đi tới khám bệnh, chuyện này chỉ xảy ra ngoài đường. Trong sự việc này thiếu gì cách để đóng góp ý kiến, chứ đâu phải đánh là giải quyết được vấn đề", bác sĩ Khanh bức xúc. 

Cho rằng việc bác sĩ cảm thấy không an toàn trong môi trường làm là bởi bác sĩ là người cô thế, họ không biết lúc nào họ không an toàn, bác sĩ Khanh đề xuất nhà quản lý là phải tìm giải pháp làm sao cho họ an toàn (bảo vệ như thế nào, công an đến nhanh thế nào, xử lý các đối tượng đó thế 

Bác sĩ cũng cần khéo léo, linh động

Trong khi đó, một PGS.TS chuyên về thần kinh cho rằng vụ việc cần nhìn nhận khách quan. Để xảy ra vụ việc bản thân bác sĩ cũng phải soi rọi lại mình. 

"Trường hợp bác sĩ ỡ bệnh viện Xanh Pôn bị đánh, tôi xem thì thấy thời điểm người nhà đưa con vào bệnh viện khám khá khuya. Có nguy cấp họ mới đưa con đi khám vào giờ này. Trong các trường hợp như thế đòi hỏi ứng xử của bác sĩ cũng phải khéo léo, linh động", vị này lý giải.

Bên cạnh đó, bác sĩ phải giữ được các nguyên tắc hành nghề đó là khi khám bệnh phải mặc áo blouse, có bảng tên và giải thích ngắn ngọn dễ hiểu để tránh sự hiểu nhầm. 

Theo quan điểm của vị này, hành vi đánh người là sai và pháp luật sẽ xử lý. Tuy nhiên, ngay chính bản thân người bác sĩ bị đánh đó cũng cần phải xem lại tại sao người ta đánh mình, có cái gì phía sau hành động ấy hay không.

"Thực tế, trừ các trường hợp quá khích, chứ bình thường nếu bác sĩ làm tròn trách nhiệm, có những ứng xử hài hòa người bệnh sẽ rất vui, thậm chí họ còn cảm ơn vì chữa hết bệnh cho người thân của họ", vị này chia sẻ.

Cảm kích cô điều dưỡng

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, ông H.T.D (32 tuổi, ngụ quận Thủ Đức, TP.HCM) nói ông vô cùng cảm kích trước hành động ân cần, kịp thời của một điều dưỡng bệnh viện quận Thủ Đức đã giúp con ông thoát khỏi nguy hiểm khi bị hóc xương cá.

"Nếu hôm đó cô điều dưỡng không giữ con tôi ở lại kiểm tra thì không biết chuyện gì đã xảy ra"., ông D., nói.

Theo ông D., con gái ông năm nay hơn 2 tuổi. Cách đây ít lâu, sau buổi ăn chiều cháu có nhiều biểu hiện mệt mỏi, ói liên tục khiến gia đình vô cùng lo lắng. Bé nhanh chóng được gia đình đưa đến bệnh viện quận Thủ Đức thăm khám.

"Con tôi được một bác sĩ ở khoa tai mũi họng khám. Bác sĩ rất ân cần kiểm tra nhưng không có kết quảm sau đó nói với gia đình chắc cháu bị mệt chứ không phải hóc xương. Bác sĩ khuyên tôi đưa con về nghỉ ngơi, có dấu hiệu gì khác lạ đưa lên sau. Dắt con ra khỏi phòng của bác sĩ tôi vẫn cảm thấy lấn cấn và lo lắng"., ông D., kể.

Trong lúc đang loay hoay không biết phải giải quyết như thế nào, ông D., may mắn được một điều dưỡng đến hỏi thăm. Khi nghe ông D., nói nghi ngờ con bị hóc xương, ngay lập tức cô điều dưỡng này đã nhờ một bác sĩ khác kiểm tra cho cháu.

"Đúng như nghi ngờ của gia đình cháu bị hóc xương và may mắn được bác sĩ lấy ra kịp thời"., ông D., vui mừng bảo rằng nếu hôm đó không được cô điều dưỡng giữ lại khám chắc con ông sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng.

Theo ông D., do gia đình có con nhỏ nên chuyện ốm đau thăm khám thường xuyên. Tuy nhiên không phải bác sĩ của bệnh viện nào cũng ân cần, có trách nhiệm với người bệnh.

"Tôi từng đưa con đi một số bệnh viện lớn ở TP, nhưng có nơi chỉ hỏi thăm khám qua loa cho xong chuyện rồi ghi đơn thuốc. Mua thuốc mà nhiều lúc hoang mang dữ lắm", ông D., tâm sự.

TTO - Việc bác sĩ bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) bị người nhà bệnh nhân hành hung đã khiến nhiều y bác sĩ lo lắng

HOÀNG LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar