13/09/2023 17:53 GMT+7

Vụ 'cây si có hình giống mặt người': Ban Tôn giáo Gia Lai kêu gọi dân không nên mê tín dị đoan

Cán bộ tôn giáo và chức sắc tôn giáo ở Gia Lai đều khẳng định vụ cây si có hình giống mặt người chỉ là suy đoán ngẫu nhiên và kêu gọi người dân không theo mê tín dị đoan.

Cách gốc cây si khoảng 1,5m, có phần thân cây được nhiều người cho rằng giống với khuôn mặt người (ảnh chụp chiều 12-9) - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Cách gốc cây si khoảng 1,5m, có phần thân cây được nhiều người cho rằng giống với khuôn mặt người (ảnh chụp chiều 12-9) - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Những ngày qua, có nhiều người đến gốc cây si ở chợ Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh (Gia Lai) thắp nhang, đặt hoa, cầu khấn sau khi xem hình ảnh một gốc cây si được cho là có hình giống mặt người.

Ban Tôn giáo Gia Lai nói vụ 'cây si có hình giống mặt người' chỉ là suy đoán ngẫu nhiên

Từ bức ảnh cây si trên mạng

Theo ông Hà Thanh Bình - trưởng Ban quản lý chợ Nghĩa Hưng, cây si trên vốn được trồng trong khuôn viên chợ vào năm 2010. 

Sau vài năm thân cây phát triển lớn, rễ lan ra phá nền xi măng, lá cây rụng nhiều phải quét dọn liên tục, nên ban quản lý chợ đã cho cắt tỉa bớt cành để cây tránh ngã đổ.

Sau khi cây được cắt cành, thì một tiểu thương buôn bán trong chợ chụp hình ảnh một phần gốc cây si được cho là có hình giống khuôn mặt người đăng lên mạng.

Từ đó, nhiều người hiếu kỳ kéo tới xem. Có người dùng điện thoại ghi hình và cho hình mặt người trên gốc cây giống với khuôn mặt Chúa Giê Su.

UBND xã Nghĩa Hưng phải bố trí lực lượng cùng công an xã và ban quản lý chợ ổn định tình hình, giữ an ninh trật tự, do nhiều người kéo đến xem và khấn nguyện.

Hãy về thánh đường để cầu nguyện

Ngày 13-9, ông Hồ Hải Tần - trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Gia Lai - cho rằng vụ việc trên có dấu hiệu mê tín dị đoan và cần có thông tin định hướng đúng để người dân hiểu rõ hơn.

Theo ông Tần, nếu nhìn trực tiếp thì phần thân cây được cho là hình ảnh mặt người chỉ là sự ngẫu nhiên của quá trình sinh trưởng tự nhiên của cây tạo ra.

"Chiều 12-9, Ban Tôn giáo tỉnh Gia Lai đã có buổi trao đổi với giám mục Aloisio Nguyễn Hùng Vị - giám mục chính tòa thứ bảy của Giáo phận Kon Tum, linh mục Đỗ Hiệu - tổng đại diện giáo phận và linh mục Nguyễn Văn Hùng - thư ký Tòa Giám mục Kon Tum. Qua trao đổi, cả ba vị chức sắc đều không đồng thuận với việc cho rằng Chúa hiện linh nơi đó. Việc này không đúng" - ông Tần nói.

Cũng theo ông Tần, đức giám mục đã điện thoại trao đổi với linh mục Chánh xứ Biển Hồ, nơi có sự việc xảy ra, khuyên bà con giáo dân không tin theo mê tín dị đoan, mà hãy về thánh đường để cầu nguyện, không nên đến nơi gốc cây đó.

Đã cho di dời cây si

Ngày 13-9, ông Huỳnh Trọng Quang - chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh (Gia Lai) - cho biết đã cho di dời cây si ở chợ Nghĩa Hưng về trồng tại khuôn viên nhà thờ Ea Lũh, trong tối 12-9.

Hiện tại vị trí cũ của cây si, Ban quản lý chợ Nghĩa Hưng san gạt nền và sẽ đổ bê tông xi măng làm lại nền mới thuận tiện cho người dân mua bán tại chợ.

Nhiều hoa được người dân xếp quanh gốc cây si - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Nhiều hoa được người dân xếp quanh gốc cây si - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Những cây thông Noel độc lạ nhất quả đất

Bạn đã từng tận mắt thấy những cây thông Noel được sáng tạo từ những cành cây khô, bằng sách hay thậm chí cả từ những nút chai.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thông tin ông Duterte đã được trả tự do và trở về làm thị trưởng Davao là giả

Một số người dùng Facebook chia sẻ ảnh cũ của ông Duterte khiến nhiều người lầm tưởng cựu tổng thống Philippines đã thực sự trở về nước.

Thông tin ông Duterte đã được trả tự do và trở về làm thị trưởng Davao là giả

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Sự thật về video ông Trump nói 'tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ'

Theo Hãng tin AFP, đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy ông Trump tuyên bố "tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ" thực chất là tin giả.

Sự thật về video ông Trump nói 'tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ'

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Luôn phải cảnh giác khi bị thúc giục chuyển tiền, nhận link chuyển khoản

Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, không truy cập và đăng nhập thông tin tài khoản ngân hàng hoặc thông tin thẻ tín dụng tại bất kỳ đường link theo yêu cầu qua điện thoại, tin nhắn hoặc email không rõ nguồn gốc.

Luôn phải cảnh giác khi bị thúc giục chuyển tiền, nhận link chuyển khoản
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar