26/09/2018 14:25 GMT+7

Vòng quanh thế giới thịt chó - Kỳ 1: Dân Tây từng xơi thịt chó

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Văn hóa phương Tây xem hành vi ăn thịt chó là độc ác, trong khi thịt chó lại được sử dụng như thực phẩm tại một số nước châu Á. Phe bài bác và phe tán thành xơi “cầy tơ” đều có lý lẽ riêng, song xu thế ăn thịt chó đang lùi vào dĩ vãng…

Vòng quanh thế giới thịt chó - Kỳ 1: Dân Tây từng xơi thịt chó - Ảnh 1.

Di chỉ hang động El Mirador ở Atapuerca (Tây Ban Nha) - Ảnh: agenciasinc.es

Theo Tổ chức Nhân đạo quốc tế (tổ chức quốc tế bảo vệ động vật có trụ sở chính ở Mỹ), hiện nay mỗi năm có hơn 30 triệu con chó bị giết thịt. 

Thật ra lề thói ăn thịt chó đã có từ xa xưa. Nhà nghiên cứu Claire Czajkowski người Mỹ ghi nhận chó là động vật đầu tiên được thuần dưỡng với mục đích ban đầu là cung cấp thịt. 

Xưa kia chó sói thường lân la đến gần nơi con người cư trú để ăn cơm thừa cá cặn và con người đã bắt chúng để nuôi ăn thịt.

Tổ tiên của chó ở Trung Quốc

Các nghiên cứu phân tích di truyền ty thể của hơn 1.500 con chó ở khu vực Âu - Á - Phi cho thấy chúng đều có chung tổ tiên ở phía nam sông Dương Tử và được thuần dưỡng cách đây tối thiểu 16.300 năm. 

Như vậy quá trình thuần dưỡng chó sói chỉ xảy ra tại một địa điểm và một thời điểm nhất định. Bằng chứng là nhiều mẩu xương chó được tìm thấy tại các di chỉ ở miền nam Trung Quốc.

Sau quá trình thuần dưỡng, chó nuôi được phát tán khắp thế giới làm chó thịt hay kéo xe, giữ nhà. Tại di chỉ hang động El Mirador ở Tây Ban Nha, nhà nghiên cứu Patricia Martín đã tìm thấy nhiều xương chó thuần dưỡng. 

Trên xương có dấu vết cắt xẻ, dấu răng người và nhiều dấu vết nấu nướng, điều này chứng tỏ cư dân khu vực này đã từng ăn thịt chó.

Các tài liệu về thời đồ đá mới (từ năm 6000 đến năm 2200 trước Công nguyên) và thời đại đồ đồng (từ năm 2200 đến năm 800 trước Công nguyên) đã ghi nhận thói quen ăn thịt chó nuôi. 

Thói quen này diễn ra tùy lúc nhưng thường xuyên lặp đi lặp lại, từ đó các nhà nghiên cứu suy đoán con người thời ấy đã từng ăn thịt chó vào lúc đói kém.

Tại châu Á, trong lăng mộ vương quốc Goguryeo ở tỉnh Nam Hwanghae (CHDCND Triều Tiên) có bức tranh tường thuộc thế kỷ 4 vẽ chó bị giết treo trên móc cạnh heo rừng, nai, cừu trong nhà bếp. 

Còn tại châu Phi, hai nhà nghiên cứu Achilles Gautier và Wim Van Neer người Bỉ ghi nhận tục ăn thịt chó đã tồn tại ở Tây Phi từ cuối thời tiền sử. Các bộ tộc bản địa người Berber ở Bắc Phi thời trước khi Hồi giáo phát triển (thế kỷ 7) đã biết ăn thịt chó.

Món ngon thời loạn lạc

Ở châu Âu, học giả người Mỹ Mark Derr ghi nhận người tiền sử từng thường xuyên xơi thịt chó nhưng sau đó không ăn nữa, trừ những lúc đói "đầu gối phải bò" hay vào thời chinh chiến loạn lạc. 

Tại miền bắc nước Pháp, các nhà khảo cổ đã tìm thấy xương chó ở thời đại đồ sắt (từ năm 1100 đến năm 800 trước Công nguyên) có dấu vết chặt xẻ. Tuy nhiên, tỉ lệ các loại xương được tìm thấy chứng tỏ thịt chó chỉ chiếm chưa tới 10% thức ăn có thịt của cư dân thời đó.

Nhiều tác phẩm văn học vào thế kỷ 19 của các văn hào Pháp như Victor Hugo hay Gustave Flaubert đã mô tả những bữa ăn có món... thịt cầy. 

Theo nhà nghiên cứu nhân học người Pháp Jacqueline Milliet, vào thế kỷ 19 các công nhân người Ý cư trú tại miền nam nước Đức và Bỉ ăn thịt chó phà phà. Báo L’Illustration (Pháp) ngày 10-9-1892 đã đăng bài viết phản ánh các lò mổ chó mọc lên như nấm ở Munich (Đức) sau khi các công nhân Ý đến đây làm việc.

Trong giai đoạn chiến tranh và đói kém, dân châu Âu không từ món cầy tơ. Báo Pháp đã từng đăng ảnh cửa hàng bán thịt chó, thịt mèo và thịt chuột trên đường phố Paris bị vây hãm trong chiến tranh Pháp - Đức (1870-1871). 

Người ta còn tổ chức nấu thịt chó và thịt mèo trong các chảo lớn để phân phát cho người nghèo.

Thời nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hitler đã ra lệnh cấm bán thịt chó tại Paris. 

Tại Đức, dù phát xít Đức ra lệnh cấm nhưng dân Đức vẫn tìm cách ăn thịt chó. Cửa hàng bán thịt chó cuối cùng ở Đức đóng cửa vào năm 1943. Ngoài ra, thịt chó còn là món ăn thời khó của người dân ở Nga, Ukraine, Ba Lan...

Vòng quanh thế giới thịt chó - Kỳ 1: Dân Tây từng xơi thịt chó - Ảnh 2.

Cửa hàng bán thịt chó, thịt mèo và thịt chuột ở góc chợ Saint-Germain (Paris) năm 1870 - Ảnh: Le Journal Illustré

Luận án tiến sĩ về ăn thịt chó

Trong luận án tiến sĩ với đề tài "Diễn tiến chế độ ăn thịt chó trên thế giới" (năm 2017), nghiên cứu sinh Galassi Valérie Noëlle ở Đại học Paris-XII (Pháp) ghi nhận thịt chó vẫn đang được ưa chuộng ở nhiều nước. 

Tại châu Á có Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Thái Lan. Tại bốn quốc gia và vùng lãnh thổ cấm giết mổ chó hay cấm ăn thịt chó gồm Philippines, Singapore, Đài Loan và Hong Kong, người dân vẫn tìm cách ăn thịt chó.

Tại châu Phi, người dân ở Nigeria, Cameroon, Chad, Niger, CHDC Congo, Togo, Burkina Faso, Benin và Tunisia đều xem thịt chó là món ngon không thể bỏ. 

Hiện vẫn còn Thụy Sĩ, 44 bang của Mỹ cùng các dân tộc bản địa châu Mỹ nghiện món thịt chó. Ở Syria (Trung Đông), Bắc cực, Nam cực và Polynésie (lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp), thịt chó vẫn được ưa chuộng.

Nếu tính theo số lượng chó bị thịt trên 1.000 người mỗi năm, Hàn Quốc là quốc gia tiêu thụ thịt chó nhiều nhất, kế đến lần lượt là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia và Nigeria. 

Còn tính theo số lượng chó bị ăn thịt, Trung Quốc đứng đầu với 10 triệu con/năm, kế đến là Việt Nam (5 triệu con), Hàn Quốc (từ 2-5 triệu con), Indonesia (vài trăm ngàn con), Philippines (500.000 con), Thái Lan (200.000 con), Nigeria (200 con mỗi ngày). Tại Thụy Sĩ có khoảng 3% dân số ăn thịt chó

Người Nhật đã bỏ ăn thịt chó

thịt chó

Trò thi bắn chó (inu-ômono) ở Nhật - Ảnh: Bảo tàng Lịch sử và văn hóa Nhật

Các nhà khảo cổ tìm thấy dấu vết ăn thịt chó ở Nhật tối thiểu từ thời kỳ Yayoi (thế kỷ 3 trước Công nguyên đến thế kỷ 3). Sau khi Phật giáo du nhập vào Nhật từ thế kỷ 6, người dân vẫn dùng thịt chó lúc mùa màng thất bát.

Vào thế kỷ 15, thịt chó được xem như bài thuốc, kể cả giới quý tộc Nhật cũng không chê.

Đến khi tướng quân thứ năm Tsunayoshi Tokugawa (1646-1709) ban sắc lệnh bảo vệ chó, thịt chó mới không còn là món khoái khẩu của dân Nhật nữa.

>> Kỳ tới: Ăn thịt chó ở Hàn Quốc và Trung Quốc

TTO - Việc Hà Nội có chủ trương vận động người dân không ăn thịt chó đã tạo ra một cuộc tranh luận trái chiều những ngày vừa qua. Nên hay không nên ăn? Ăn thì có sao?...

HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar