19/02/2012 06:24 GMT+7

Vọng phu Lý Sơn

TIẾN THÀNH thực hiện
TIẾN THÀNH thực hiện

TT - Đàn ông Lý Sơn nói biển là biển bạc. Biển bạc hôm nay cho cá tôm nhưng ngày mai sẵn sàng lấy đi mạng sống của họ. Đàn bà Lý Sơn nói biển là biển giả. Biển cho của ăn của để nhưng ngày nào đó biển cũng cướp đi của họ tất cả...

Phóng to
Bận rộn phụ hồ cả ngày, chị Phan Thị Hồng (thôn Đông, xã An Vĩnh) tranh thủ về nhà chăm sóc người mẹ chồng mắt đã mù, tai yếu

Người Lý Sơn vẫn truyền nhau câu ca dao cửa miệng: “Hoàng Sa trời nước mênh mông/Người đi thì có nhưng không thấy về”. Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) mùa biển động. Phụ nữ ở đây không được đi biển. Không phải vì biển luôn khắc nghiệt mà “mình họ bẩn nên không được lên thuyền”- ông Võ Đắc Danh, vị thủ tọa Âm Linh tự, bảo vậy. Từ ngàn xưa, công việc chính của họ là ngồi tựa cửa chờ chồng và gắng sinh được những đứa con trai nối nghiệp đi biển.

Và hôm nay, khi đặt chân lên hòn đảo này, tôi có cảm nhận những người phụ nữ Lý Sơn đã và đang ở một tâm thế khác. Vẫn là những “hòn vọng phu” sống nhưng họ không còn sự chịu đựng phiền muộn yếu đuối, trái lại là một nghị lực can trường, thủy chung như thách thức với sự “bạc” và “giả” của biển cả. Có người đã mất chồng, bản thân mang bệnh nhưng vẫn vượt lên chính mình để tiếp tục sống và nuôi con; hay như người có chồng đang đánh bắt giữa biển khơi, vẫn lặn lội sớm hôm ven biển - ngoài chợ để mưu sinh, chắt chiu từng đồng; có người đi phụ công trình đường sá hoặc trồng tỏi, trồng hành để cùng chồng vun đắp cơ nghiệp...

Thực tế khi làm phóng sự này, hầu hết chị em ở Lý Sơn đều rất ngại lên mặt báo. Bởi với họ, những công việc đã và đang làm chỉ đơn giản vì tương lai con trẻ, vì truyền thống kiên cường, bất khuất vốn có của con người huyện đảo - nơi gắn với uy danh hùng binh Hoàng Sa năm nào và lớp lớp những ngư dân đã và đang ra khơi làm ăn, để khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Phóng to
Từ ngày ông Nguyễn Đảng, một ngư dân nổi tiếng ở Lý Sơn, bị mất tích trong chuyến đi biển Hoàng Sa cuối năm 2010, bà Xí (50 tuổi) hằng ngày vẫn ngồi tựa cửa nhớ chồng, thương con gái nhỏ
Phóng to
Chị Trần Thị Mạnh (32 tuổi, áo xanh) cùng gia đình chế biến hải sâm bên bờ kè biển trong ngày biển động
Phóng to
Chồng bị mất tích trong chuyến đi biển Hoàng Sa tháng 6-2010, lại bệnh khớp từ hơn một năm nay, chị Dương Thị Thương trồng 3 sào tỏi để làm vốn liếng sinh nhai
Phóng to
Tranh thủ những ngày biển động, bà Ngô Thị Độ (54 tuổi, thôn Tây, An Hải) gỡ lưới để chuẩn bị cho chồng đi biển Hoàng Sa
Phóng to
Chồng đi biển, chị Dương Thị Hiền (31 tuổi) bồng con gái 3 tuổi đi bán rau quả hằng ngày tại chợ An Hải
Phóng to
Chồng mất khả năng lao động do bị tai nạn biển cách đây ba năm, thêm hai đứa con trai còn nhỏ, chị Dương Thị Điếu (40 tuổi, thôn Đông, xã An Vĩnh) phải kiêm nhiều nghề để nuôi gia đình. Vào mùa biển động, chị Điếu chọn nghề phụ hồ các công trình đường sá
Phóng to
Có ba con trai đều đang ở ngư trường Hoàng Sa, bà Trần Thị Được (65 tuổi, xã An Vĩnh) mỗi sáng dọn vệ sinh tuyến đê ở đảo Lý Sơn để giúp người dân đi lại thuận lợi
Phóng to
Mỗi tối, chị Dương Thị Điếu và chị Phan Thị Hồng cùng hàng xóm, gia đình quây quần, động viên nhau
Phóng to
Ở Lý Sơn, con gái trước khi lấy chồng được “tập dượt” với nghề biển.Trong ảnh: em Nguyễn Thị Tâm (16 tuổi, thôn Tây, xã An Vĩnh) kéo thuyền thúng của gia đình để tránh gió bão
Phóng to
Những ngày chồng đi biển Hoàng Sa, chị Hiền lại thắp nén nhang cầu may mắn cho chồng đều đặn mỗi sáng và tối
Phóng to
Bữa cơm đoàn tụ của gia đình chị Dương Thị Hiền và anh Bùi Văn Tặng (thôn Đông, xã An Vĩnh) sau 45 ngày anh đi biển Hoàng Sa trở về
TIẾN THÀNH thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Lý Sơn biển Vọng phu

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar