29/06/2017 13:11 GMT+7

Vốn làm cầu đường: TP.HCM không thể ngồi chờ!

N.BÌNH - LÂM HOÀI
N.BÌNH - LÂM HOÀI

TTO - Nhiều năm qua TP.HCM vẫn loay hoay với "bài toán" kẹt xe vì thiếu vốn. Làm sao để đủ tiền làm các dự án?

Nhiều năm qua TP.HCM vẫn loay hoay với "bài toán" kẹt xe vì thiếu vốn. Trong ảnh: đường Nguyễn Văn Cừ thường xuyên kẹt xe kéo dài - Ảnh: Hữu Khoa
TP.HCM cũng đã đưa ra các giải pháp tương tự như Hà Nội là khai thác quỹ đất, bán đấu giá tài sản cũ, bán cổ phần của một số doanh nghiệp nhà nước để đầu tư giao thông... Bây giờ ngân sách nhà nước khó khăn nên nỗ lực của các địa phương là chính 
Thứ trưởng Bộ GTVT NGUYỄN NGỌC ĐÔNG

Ông Võ Trí Thành (phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương):

Mạnh dạn huy động vốn mới

Ông Võ Trí Thành

TP.HCM là một trong những địa phương đi đầu về áp dụng cái mới trong cơ chế tài chính, mà rõ nhất là địa phương đầu tiên có Quỹ đầu tư phát triển đô thị TP.HCM, tiền thân của Công ty Đầu tư tài chính TP.HCM hiện nay.

Điều đó cho thấy TP.HCM đã có nhiều kinh nghiệm trong việc huy động vốn và sử dụng vốn vào phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông.

Tuy nhiên, để tiếp tục có thêm nguồn lực cho sự phát triển của TP, vẫn rất cần cơ chế riêng dành cho một đô thị đặc thù như TP.HCM. Chẳng hạn gần đây trung ương đã đồng ý cho TP giữ lại khoản tiền sau khi thoái vốn doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND TP.HCM.

Theo tôi, đó là tín hiệu tích cực nhưng chưa đủ.

Về lâu dài, TP vẫn nên tiếp tục học hỏi hình thái tổ chức, kinh nghiệm thu hút vốn mà các đô thị khác trên thế giới đã thành công. Ở đây là thu hút vốn đầu tư tư nhân.

Một trong những trở ngại hiện nay là giá đất ở TP khá cao, ảnh hưởng nhiều đến việc quy hoạch cũng như tạo ra quỹ đất sạch hấp dẫn nhà đầu tư tư nhân tham gia.

TP phải làm tốt các quy hoạch này, tạo ra không gian cho doanh nghiệp tư nhân tham gia, đồng thời cần biết cách khai thác giá trị đất trong quá trình chuyển đổi như thuế bất động sản...

Đầu tư kết cấu hạ tầng là những dự án dài hạn, thời gian thu hồi vốn lâu, cần phải tìm được tiếng nói chung trong chia sẻ giữa công - tư khi cùng hợp tác.

TP.HCM cũng phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, nên theo tôi, cần có cơ chế khuyến khích, thu hút vốn từ nhà đầu tư nước ngoài.

Chuyên gia Phan Văn Trường 

Muốn hút vốn, phải bảo vệ nhà đầu tư

 Ông Phan Văn Trường 

Thu hút vốn cho các dự án hạ tầng giao thông luôn là bài toán khó với bất kỳ đô thị nào trên thế giới vì các dự án này đòi hỏi thời gian dài, trong khi biến động kinh tế theo chu kỳ ảnh hưởng đến nguồn vốn thực hiện.

Hiện nay trong các loại hình hạ tầng giao thông như đường cao tốc, metro, sân bay... thì tính khả thi về mặt kinh tế của các dự án cao tốc, cảng sân bay đều khá cao và có thể thu hút nhà đầu tư tư nhân bằng mô hình BOT.

Đây là hình thức tư nhân đầu tư dự án thay chính phủ, sau một thời gian vận hành sẽ chuyển giao lại cho nhà nước. Nhưng muốn thu hút tư nhân tham gia vào hạ tầng giao thông theo mô hình này, trước tiên phải đảm bảo cho họ ở đây là khoản đầu tư có lời, phải có hành lang pháp lý rõ ràng bảo vệ nhà đầu tư tư nhân.

Một trong những cách để thu lời từ dự án BOT là thu phí, lệ phí. Phải có những cam kết cho phép biểu phí này tăng theo thời gian và cam kết này cần được giữ đúng.

Chẳng hạn dự án sân bay, nếu cho phép thu phí sân bay trên vé hành khách ở mức hợp lý, tôi tin sẽ có rất nhiều nhà đầu tư tư nhân nhảy vào. Tiếc là hiện nay các quy định này lại chưa rõ ràng.

Ở Thái Lan có trường hợp nhà đầu tư tư nhân sau khi đầu tư dự án cao tốc triển khai thu phí, muốn tăng phí lại không được dẫn đến thua lỗ.

Theo tôi, câu chuyện hạ tầng giao thông của TP.HCM không chỉ là việc xây dựng bao nhiêu tuyến đường cao tốc, bao nhiêu cây cầu, mà còn là chuyện quy hoạch đô thị. Hiện nay quy hoạch của TP đang bị phá vỡ, không theo cấu trúc đô thị theo chức năng, dẫn đến giao thông bị vây quanh tứ phía.

Ở nhiều nơi như Singapore, Hong Kong, họ điều chỉnh luồng giao thông bằng phí và lệ phí, cũng như lấy nguồn thu này để tái đầu tư hạ tầng. TP.HCM cũng cần nghiên cứu và áp dụng mô hình này, chứ cứ đầu tư hạ tầng chạy theo tăng trưởng dân số mãi là không được.

Tiến sĩ - luật sư Bùi Quang Tín (Đại học Ngân hàng TP.HCM):

Gọi vốn tư nhân

 Ông Bùi Quang Tín

Để có thêm vốn đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, TP cần thu hút đầu tư bằng hình thức xã hội hóa các dự án công trình của Nhà nước thông qua các dự án BOT để tư nhân bỏ vốn thực hiện.

Để có thể thu hút vốn tư nhân TP cần có chính sách hỗ trợ về thuế, về thủ tục hành chính để doanh nghiệp có thể rút ngắn được thời gian triển khai, xây dựng các công trình, hạ tầng giao thông.

Ông Nguyễn Văn Thư (hiệu trưởng Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM):

Cần cơ chế đặc thù

Ông Nguyễn Văn Thư

Cần mở hướng cho TP.HCM có cơ chế đặc thù để chủ động thu hút doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư hạ tầng giao thông.

Vấn đề chính là cần xuất phát từ tầm nhìn về kiến trúc và về quy hoạch đô thị để không làm manh mún và ngắn hạn. Từ đó, cần dành vốn đầu tư thích đáng cho giao thông để tránh tình trạng cứ làm đô thị mới, làm đường mới không được bao lâu lại xảy ra kẹt xe.

Bài học từ Hà Nội: 80% vốn từ nguồn xã hội hóa

Tại Hà Nội, việc khai thác nguồn lực đầu tư cho hạ tầng giao thông thì ngân sách chỉ chiếm khoảng 20%. 80% còn lại là huy động từ các nguồn xã hội hóa với sự tham gia đầu tư của doanh nghiệp theo hình thức PPP (đối tác công tư).

Theo ông Vũ Văn Viện - giám đốc Sở GTVT Hà Nội, hiện đã có một số dự án BT phục vụ giao thông hoàn thành đưa vào sử dụng, một số đang tiếp tục được triển khai.

Vẫn theo ông Viện: “Quan điểm của TP là thu hút nguồn lực từ xã hội hóa. Quan trọng là hình thức thu hút, tạo cơ chế như thế nào để doanh nghiệp tham gia đầu tư có hiệu quả”.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, trong số 27 dự án về hạ tầng kỹ thuật được TP Hà Nội giới thiệu tại hội nghị xúc tiến đầu tư tháng 6-2016, đến nay đã có tới 25 dự án giao thông và bãi đỗ xe đã được 61 nhà đầu tư đăng ký, triển khai thủ tục đầu tư với tổng mức đầu tư gần 263.000 tỉ đồng.

Trong năm 2017, dự kiến sẽ triển khai khởi công các dự án: khép kín đường vành đai 1, vành đai 2, vành đai 2,5, quốc lộ 6: Ba La - Xuân Mai...

Ngoài ra, sau hội nghị xúc tiến đầu tư của Hà Nội ngày 25-6 vừa qua, UBND TP Hà Nội đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 48 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 74.000 tỉ đồng và ký kết với các nhà đầu tư biên bản ghi nhớ với tổng mức đầu tư trên 134.000 tỉ đồng.

Trong số này có nhiều dự án phục vụ hạ tầng giao thông như dự án triển khai các tuyến đường sắt đô thị do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư lên tới 100.000 tỉ đồng.

Ngoài ra, sau hội nghị xúc tiến đầu tư, Hà Nội cũng thông báo 17 dự án theo hình thức PPP để các nhà đầu tư tiếp tục đăng ký tham gia với tổng trị giá 802.000 tỉ đồng, trong đó có tới 11 dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng giao thông đô thị, 4 dự án bãi đỗ xe theo hình thức xã hội hóa...

LÂM HOÀI

N.BÌNH - LÂM HOÀI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

60 người vào rừng tìm người đàn ông mất tích khi đi săn mật ong

Người đàn ông tại Tuyên Hóa, Quảng Bình vào rừng săn mật ong và mất tích suốt 3 ngày nay.

60 người vào rừng tìm người đàn ông mất tích khi đi săn mật ong

Khởi công công viên 2ha tại Củ Chi, chủ đầu tư hứa 6 tháng xong

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM khởi công dự án xây dựng công viên Tân Thạnh Tây (khu 2), huyện Củ Chi.

Khởi công công viên 2ha tại Củ Chi, chủ đầu tư hứa 6 tháng xong

Năm nay những cơn mưa 'cực đoan' sẽ phổ biến

Các trận mưa 100mm trong vòng một giờ đồng hồ (còn gọi là mưa 'cực đoan') sẽ diễn ra khá phổ biến trong năm 2025.

Năm nay những cơn mưa 'cực đoan' sẽ phổ biến

Tìm thấy thi thể nam sinh lớp 6 đuối nước trên sông Lam

Sau gần 2 ngày nỗ lực tìm kiếm, thi thể nam sinh lớp 6 đuối nước trên sông Lam đã được tìm thấy cách hiện trường gặp nạn khoảng 300m.

Tìm thấy thi thể nam sinh lớp 6 đuối nước trên sông Lam

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo về công tác nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu xây dựng đề án thành lập đảng bộ (mới), phương án nhân sự cấp tỉnh, cấp xã đúng nguyên tắc, yêu cầu, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, trình cấp có thẩm quyền đúng tiến độ.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo về công tác nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Triệt phá nhóm giang hồ cho vay lãi nặng hoạt động ở Tiền Giang, thu giữ nhiều súng đạn

Bộ Công an xác định nhóm giang hồ do Nguyễn Công Huân cầm đầu móc nối một số nghi phạm hình sự phức tạp, hoạt động cho vay lãi nặng, mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, tổ chức đánh bạc và đánh bạc, mua bán ma túy.

Triệt phá nhóm giang hồ cho vay lãi nặng hoạt động ở Tiền Giang, thu giữ nhiều súng đạn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar