22/12/2016 09:08 GMT+7

Với phim Vạn lý Trường Thành, Trương Nghệ Mưu đã hết thời?

LÂM LÊ
LÂM LÊ

TTO - The Great Wall (Vạn lý trường thành) ra mắt ấn tượng với doanh thu 3 ngày đầu tiên lên tới 67 triệu USD, nhưng phim vẫn bị chỉ trích dữ dội của giới phê bình và khán giả.

Matt Damon - ngôi sao Hollywood - đóng vai chính trong một bộ phim bom tấn giả tưởng về lịch sử và văn hóa Trung Quốc - Ảnh: Shanghaiist

Thậm chí, một nhà phê bình phim Trung Quốc đã viết: “Trương Nghệ Mưu... đã chết”.

Phép thử “quyền lực mềm” của Trung Quốc

The Great Wall là một bộ phim đầy tham vọng của điện ảnh Trung Quốc với mục tiêu không chỉ chinh phục khán giả trong nước (điều khá dễ dàng với các bộ phim bom tấn nhờ thị trường nội địa rộng lớn) mà còn hướng tới khán giả nước ngoài (điều mà các bộ phim lớn của Trung Quốc luôn gặp khó khăn do vấn đề về ngôn ngữ và kịch bản mang nặng yếu tố địa phương, khó toàn cầu hóa).

The Great Wall tham vọng phá bỏ những rào cản này để tiếp cận khán giả toàn cầu với công thức của một bộ phim bom tấn kiểu Hollywood điển hình.

Hãng sản xuất phim là Legendary Entertaiment của Hollywood nhưng đã được một ông trùm Trung Quốc mua lại. Hãng này bỏ ra 150 triệu USD để đầu tư sản xuất bộ phim, là mức kinh phí cao kỷ lục của nước này, ngang bằng các bộ phim bom tấn của Mỹ.

Đạo diễn là Trương Nghệ Mưu, một tên tuổi nổi bật nhất của thế hệ thứ năm và là người đầu tiên đưa điện ảnh Trung Quốc ra thế giới trong những năm 1990 nhờ những bộ phim nghệ thuật về một Trung Quốc u ám.

Đội ngũ biên kịch của bộ phim lên tới sáu người, đều đến từ Hollywood, cho dù câu chuyện mang yếu tố văn hóa và lịch sử Trung Quốc. Hai cái tên nổi bật trong nhóm biên kịch này là Edward Zwick và Tony Gilroy, đều đã được đề cử và đoạt giải Oscar.

Một biểu tượng văn hóa, một kỳ quan thế giới được các bàn tay của Hollywood nhào nặn, biến thành một bộ phim vừa có thần thoại, vừa hành động, vừa phiêu lưu và lại có cả quái vật, không thể đúng công thức “bom tấn” hơn!

Dàn diễn viên bao gồm những ngôi sao hạng A của hai nước. Hollywood có Matt Damon, Trung Quốc có Lưu Đức Hoa, đều là hai cái tên dễ bán vé.

Không còn nghi ngờ gì nữa, phép thử này là sản phẩm hợp tác lớn nhất giữa Hollywood và Trung Quốc đến thời điểm này, khi cả hai đều hưởng lợi lớn từ thị trường điện ảnh nội địa bùng nổ và nhiều bộ phim Hollywood còn ăn khách tại thị trường Trung Quốc hơn cả Mỹ.

Trương Nghệ Mưu đã... chết? 

Lời chỉ trích thực ra đã râm ran từ khi đạo diễn chọn Matt Damon - một ngôi sao da trắng của Hollywood - đóng vai chính trong một bộ phim về biểu tượng văn hóa, lịch sử của Trung Quốc và thậm chí còn dẫn dắt các chiến binh nước này chống lại quái vật, cứu nguy cho đất nước.

Nhưng xem ra bộ phim còn tệ hơn nhiều so với câu chuyện da trắng, da vàng và bản sắc văn hóa dân tộc. Điều mà bộ phim bị chỉ trích nhiều nhất là nó... quá dở. “Vấn đề lớn nhất của bộ phim này là kịch bản được chia ra nhiều phần nhàm chán, nhân vật phẳng lì, câu chuyện “thiểu năng” và quá thiếu trí tưởng tượng” một nhà phê bình gay gắt.

Một cây bút khác viết: “Sử dụng các yếu tố của văn hóa Trung Quốc như đèn trời, áo giáp, các chiến binh thời Tần..., nhưng hầu như bộ phim không thúc đẩy được những giá trị văn hóa của chúng. Trương Nghệ Mưu đã đạo diễn một bộ phim “bắp rang bơ” kiểu Hollywood như cách ông ta từng đạo diễn Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008: sử dụng thật nhiều tiền, thật phô trương”.

“Chúc mừng Trương Nghệ Mưu, cuối cùng ông đã hoàn thành một mớ hỗn độn, trống rỗng, phi logic”... - là những lời chỉ trích nặng nề khác.

Chưa hết, nhiều nhà phê bình và khán giả khác còn cho rằng đây là thời kỳ “đen tối” nhất trong sự nghiệp của Trương Nghệ Mưu, người từng là niềm tự hào của điện ảnh Trung Quốc nhưng ngày càng “biến chất” vì chạy theo lợi nhuận thương mại.

Một nhà phê bình nổi tiếng trên mạng Weibo, có tới 750.000 người theo dõi, đã bình luận “Trương Nghệ Mưu... đã chết” sau khi xem bộ phim hôm thứ sáu tuần trước. Khán giả đại chúng cũng dành cho bộ phim những phản hồi tiêu cực: “Nếu các bạn muốn tốn thời gian và tiền bạc một cách vô nghĩa nhất, hãy đi xem bộ phim này”.

Trên trang dữ liệu điện ảnh lớn nhất của nước này là Douban.com, bộ phim hiện đạt điểm trung bình là 5.4/10.

Với những phản hồi tiêu cực và số điểm trung bình thấp, giới quan sát lo lắng rằng bộ phim sẽ suy yếu nhanh chóng tại các rạp chiếu khi dự định công chiếu tại Bắc Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới vào giữa tháng 2-2017.

LÂM LÊ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar