26/08/2013 14:25 GMT+7

Vó ngựa buồn

BÍCH TRÂM - BÍCH THẢO
BÍCH TRÂM - BÍCH THẢO

TT - Ngược về Đức Trọng - một huyện lỵ cách TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) hơn 30km, vang vang đâu đó giữa một thị trấn hiện đại tiếng vó ngựa lộc cộc. Ấy là tiếng vó ngựa mưu sinh của những người xà ích cuối cùng tại miền quê này.

Phóng to
Ông Tương điều khiển xe ngựa chở khách - Ảnh: T.Dương

Không rõ có từ bao giờ, chỉ biết đã rất lâu rồi, khi những cỗ xe ngựa đầu tiên xuất hiện và trở nên phổ biến tại mảnh đất này. Riêng khu chợ nhỏ Liên Nghĩa chưa tới 100m2 có tới ba bến xe ngựa với khoảng 40 chiếc thường xuyên đứng bến.

“Hồi đất nước mới thống nhất, xe ngựa quý lắm, muốn làm xe ngựa thì nhà phải giàu mới làm được. Giá một con ngựa rẻ nhất cũng ngót hơn ba cây vàng. Không chỉ người khá giả mới đi làm phu ngựa mà ngay cả khách cũng phải giàu mới có tiền đi xe ngựa, mỗi chuyến đi hồi đó là 1 đồng, 2 đồng, rồi dần đến năm 1986 mới lên 200, 500 đồng. Ngày đó xe ngựa là một nghề kiếm ra tiền” - ông Tương, một người lái xe ngựa lâu năm ở chợ Liên Nghĩa, cho biết.

Tiếng móng ngựa gõ mặt đường nghe rộn rã, vang xa. Âm thanh đó thay cho tiếng còi, tiếng chào mời... đi xe ngựa. Từ cách xa 50m, khách đã nghe thấy để đón xe. “Trước đây một ngày cũng chạy hơn chục chuyến, kiếm được 70.000-80.000 đồng, đi chợ mua thịt rau cá, mua mấy thứ lặt vặt mắm muối với thức ăn cho ngựa cũng còn dư được 20.000-30.000 đồng. Giờ mỗi ngày chỉ chạy được 3-4 chuyến là cùng. Toàn chở khách quen, tăng giá thì người ta không đi. May mắn lắm cả ngày kiếm được khoảng 100.000 đồng... Tiền mua thức ăn cho ngựa đã hết 40.000 đồng, rồi còn tiền chợ, tiền thuốc cho vợ...” - ông Tương tâm sự.

Cái ngày hoàng kim đã dần xa. Giờ đây còn lại dáng dấp và thanh âm của sự nhọc nhằn mưu sinh. Mấy chục chiếc xe ngựa ở các bến nay chỉ còn vài chiếc kiên trì gõ nhịp. Người đi xe ngựa giờ cũng chỉ là người nghèo, mua gánh bán bưng, tiết kiệm từng đồng xu, cắc bạc. Bà cụ Lê - 64 tuổi, bán bánh tẻ dạo ở chợ Liên Nghĩa, một khách quen của ông Tương - kể: “Có bữa hết bánh trễ, lúc ra xe anh Tương đã về, phải đi xe thồ mất hơn 10.000 đồng, gấp đôi đi xe ngựa, xót! Một cái bánh tẻ lời có 500 đồng chứ mấy...”.

Vợ ông Tương mắc bệnh nan y hơn chục năm, chạy chữa ngược xuôi không khỏi. Con cái của ông cũng lận đận, đều làm thuê được chăng hay chớ, đều khổ nghèo. Một mình ông vừa chăm vợ vừa lo cho đàn cháu - đứa lớn nhất mới học lớp 3. Gánh nặng cuộc sống đè nặng lên chiếc xe ngựa và cả đôi vai gầy của người xà ích già. Chờ mỏi mòn không còn khách, ông lên xe thúc ngựa về. Tiếng nhạc ngựa nghe da diết buồn như nỗi lòng ông Tương...

BÍCH TRÂM - BÍCH THẢO

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Mua bán bùa yêu là 'mỏ vàng' cho những kẻ trục lợi tâm lý yếu đuối, tổn thương tình cảm, lo âu hôn nhân.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar