26/05/2014 11:19 GMT+7

Vợ chồng già với gánh ốc lề đường

THU DUNG - MINH PHƯỢNG
THU DUNG - MINH PHƯỢNG

TT - Dưới ngọn đèn vàng mờ, tại một góc đường, hình ảnh hai vợ chồng già cặm cụi buôn bán bên gánh ốc nhỏ đã trở nên thân quen với người dân ở đường số 1, khu cư xá Chu Văn An, Q.Bình Thạnh, TP.HCM.

“Ông ơi, trông hộ tôi bếp lửa với!”. Bà dặn ông canh lửa xong thì xắn tay áo, lấy ra lỉnh kỉnh các loại chén bát, gia vị... Mỗi người một tay chuẩn bị cho buổi bán. Hai vợ chồng ông bà từ Hải Dương vào Sài Gòn mưu sinh. Gọi là gánh ốc vì vốn liếng của hai ông bà chỉ vỏn vẹn vài bộ bàn ghế con con. Mỗi ngày, họ dọn hàng ra lúc chiều muộn, tối bán xong lại dọn dẹp, gửi đồ đạc rồi mới về nhà trọ ngủ. Tuổi ngoài 70, cả hai vợ chồng vẫn muốn nán lại mảnh đất Sài Gòn vì còn sức, còn lao động và tự lo cho nhau.

Bán ốc đã hơn ba năm, thế nhưng trên con đường này ít ai biết chính xác tên bà hay tên ông là gì. Vợ chồng “ông, bà già ốc” trở thành tên gọi chung của khách và những người dân xung quanh. Bà nói cứ gọi vậy là được, chứ nhất quyết không chịu cho biết tên: “Bán ốc thì gọi là bán ốc, tên tuổi làm gì”.

Hằng ngày, cứ tầm 14g, hai vợ chồng dọn hàng, loay hoay nhóm lửa, quét dọn, nhặt rau... Đối với họ, gắn bó cùng gánh ốc không chỉ đơn giản là để kiếm sống, mà còn là niềm vui của hai vợ chồng già. “Trời nắng, trời mưa gì cũng ra bán. Mưa thì mình dùng bếp dầu để nấu. Nghỉ một ngày cứ thấy nhớ nhớ làm sao” - bà thổ lộ.

Trước giờ, ông bà chỉ chuyên bán hai món: ốc bươu luộc và trứng vịt lộn. Khách quen rành giá, ăn xong tự tính tiền trả chứ không cần gọi chủ. Đúng 15g30, lò lửa vừa sôi, mẻ ốc đầu tiên mới kịp chín tới thì xe máy, xe đạp đã dựng kín cả cái góc nhỏ kia. Mấy cụ già đi tản bộ sớm cũng ghé lại ngồi đợi thưởng thức món ốc chiều.

Mỗi ngày, bà thức dậy từ khuya, đi lấy ốc ở chỗ mối quen. Lấy ốc sao cho vừa đủ, mỗi ngày lấy bao nhiêu bán hết bấy nhiêu, ít ốc nhưng phải chất lượng. Không chỉ vì ốc ngon, khách đến ủng hộ gánh ốc còn bởi quý mến tấm lòng của vợ chồng bán ốc thơm thảo, thật thà. Chị Nguyễn Thị Thu Thảo (sinh viên Trường ĐH Sài Gòn) kể khách đưa dư tiền bà không bao giờ chịu lấy. Có lần, Thảo đưa dư có 1.000 đồng nhưng bà nhất định trả lại và bảo: “Sinh viên làm gì có tiền mà cho dư bà. Giữ lấy mà đi xe buýt”. Nhờ có nhiều khách quen, quý “ông, bà ốc”, nhiều hôm chỉ từ 15g-19g là ông bà bán hết mấy chục ký ốc và cả trăm trứng vịt lộn.

Đêm, ốc và trứng đều đã được bán hết, hai vợ chồng già cùng nhau dọn dẹp. Ông tỉ mỉ rửa chén bát, bà thu gom dần bàn ghế lại. Xong việc, họ ngồi bên nhau, ông quạt, bà chít lại cái khăn cũ trên đầu, mở túi vải sắp ngay ngắn mớ tiền lẻ trước khi ra về. Họ mỉm cười nhìn nhau âu yếm...

THU DUNG - MINH PHƯỢNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sống lâu hơn nhờ gia đình hạnh phúc

Chất lượng hôn nhân và sức khỏe là hai yếu tố song hành trong tuổi thọ.

Sống lâu hơn nhờ gia đình hạnh phúc

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Khi gia đình mất kết nối

Một số gia đình đang bị mất kết nối khi vợ chồng chỉ còn là vỏ bọc bên ngoài, không thể nói chuyện cùng nhau. Ba mẹ với con cái cũng vậy.

Khi gia đình mất kết nối

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Với không ít bạn trẻ, tiền bạc có thể không phải là thước đo tình yêu. Nhưng trong nhiều trường hợp, tài chính lại là phép thử cay đắng nhất.

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Trong mùa đại lễ 30-4, khoảnh khắc cô gái tặng hoa cho chiến sĩ trong đoàn diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước bất ngờ gây sốt mạng xã hội.

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar