08/11/2022 22:09 GMT+7

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ánh Dương của ‘Chào em cô gái Lam Hồng’

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Tác giả của ca khúc mà nhiều thế hệ người Việt yêu thích và thuộc nằm lòng ‘Chào em cô gái Lam Hồng’ Lê Ánh Dương vừa qua đời sáng nay tại nhà riêng ở Nghệ An, hưởng thọ 88 tuổi, theo thông tin từ gia đình.

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ánh Dương của ‘Chào em cô gái Lam Hồng’ - Ảnh 1.

Nhạc sĩ Ánh Dương thời trẻ - Ảnh tư liệu gia đình

Nhạc sĩ Ánh Dương tên khai sinh là Lê Văn Dương, sinh năm 1935, quê ở xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông sớm tham gia hoạt động cách mạng và bén duyên với nghệ thuật, làm văn công tại Quân khu IV, vừa biểu diễn vừa sáng tác.

Mùa hè năm 1967, nhạc sĩ Lê Ánh Dương sáng tác Chào em cô gái Lam Hồng ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Ca khúc nhanh chóng lan ra toàn Quân khu IV và được khán giả cả nước yêu thích thông qua chương trình ca nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Nhưng bài hát tiếp tục được yêu thích bởi các thế hệ sau này chính là nhờ vào giọng hát của NSND Trung Đức, người "đóng đinh" tên tuổi mình với ca khúc cách mạng này.

Là người thể hiện thành công nhất bài hát này, NSND Trung Đức chia sẻ với Tuổi Trẻ Online ông rất thích bài hát này, một bài rất hay về thời chống Mỹ nên ông thể hiện rất thành công.

Ông cho biết ngay khi vừa hát bài này thì ông đã được anh em đồng nghiệp công nhận ngay.

"Giờ khi tôi đi hát người ta vẫn yêu cầu tôi hát bài này rất nhiều, từ khán giả trẻ đến người có tuổi đều yêu thích và yêu cầu tôi hát bài này vì giai điệu đẹp và lời ca hào hùng", ông Trung Đức nói.

Ngoài bài hát nổi tiếng này, nhạc sĩ Ánh Dương còn có một số ca khúc từng được phổ biến một thời như Tiếng trống tòng quân, Tạm biệt em, hợp xướng Vinh quang quân khu chúng ta...

Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2007 với bốn ca khúc: Chào em cô gái Lam Hồng, Dốc lòng dốc sức giải phóng miền Nam, Hoa đào nở trên biên giới, Phu cham xy và thơ giao hưởng Tượng đài chiến thắng.

Ông cũng được tặng Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất.

Nhà thơ Ngô Văn Phú - tác giả câu thơ ‘Trên trời mây trắng như bông’ - qua đời

TTO - Tác giả những câu thơ quen thuộc mà nhiều người tưởng ca dao: "Trên trời mây trắng như bông/ Ở dưới cánh đồng, bông trắng như mây/ Những cô má đỏ hây hây/ Đội bông như thể đội mây về làng" - nhà thơ Ngô Văn Phú vừa qua đời vào 15h15 ngày 24-10.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Chiều 15-5, trong chương trình thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng tác phẩm điêu khắc ánh sáng 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, nếu Huế không mở thêm được những không gian phát triển mới thì chắc chắn sẽ bị tụt lại so với các địa phương khác sau sáp nhập.

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?

Chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’ diễn ra trên quảng trường Ba Đình tối 18-5

Ca sĩ Hòa Minzy sẽ cùng các em nhỏ hát những ca khúc thiếu nhi về Bác Hồ, còn ‘Anh trai say hi’ Anh Tú cùng các nghệ sĩ hát ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ trong chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’ tại quảng trường Ba Đình tối 18-5.

Chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’ diễn ra trên quảng trường Ba Đình tối 18-5

Ai Cập thu hồi xác ướp, quan tài bị buôn lậu từ Mỹ

Các hiện vật được thu hồi tại thành phố New York, giới chức Ai Cập cho biết.

Ai Cập thu hồi xác ướp, quan tài bị buôn lậu từ Mỹ

Người đến chiêm bái xá lợi Phật quá đông, chùa Quán Sứ mở xuyên đêm

Chùa Quán Sứ chính thức thông báo mở xuyên đêm để phục vụ nhu cầu quá lớn của bà con, Phật tử đến chiêm bái xá lợi Phật.

Người đến chiêm bái xá lợi Phật quá đông, chùa Quán Sứ mở xuyên đêm

4 ngôi chùa được tôn trí xá lợi Phật tại Việt Nam có gì đặc biệt?

Chùa Thanh Tâm (TP.HCM), chùa Quán Sứ (Hà Nội), chùa Tam Chúc (Hà Nam), núi Bà Đen (Tây Ninh) là những địa điểm được chọn tôn trí xá lợi Phật (bảo vật quốc gia Ấn Độ), để tăng ni, Phật tử, người dân đến chiêm bái.

4 ngôi chùa được tôn trí xá lợi Phật tại Việt Nam có gì đặc biệt?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar