14/09/2017 15:06 GMT+7

Vĩnh biệt nhà thơ Thanh Tùng: Hoa như mưa rơi rơi

LÊ MINH QUỐC
LÊ MINH QUỐC

TTO - Thanh Tùng là thi sĩ hồn nhiên và đáng yêu. Từ một công nhân khuân vác, bốc vác, kiếm sống bằng giọt mồ hôi mặn chát, đắng nghét, nhọc nhằn ở Hải Phòng,

Vĩnh biệt nhà thơ Thanh Tùng: Hoa như mưa rơi rơi - Ảnh 1.

Nhà thơ Thanh Tùng - Ảnh: Hoài Linh

Thanh Tùng đã thản nhiên đi vào cõi thơ. Sự xuất hiện của anh không kèn trống, không ầm ĩ khua chiêng gõ mõ, vậy mà theo năm tháng, những dòng thơ ấy đã len lỏi vào trí nhớ người đọc.

Năm tháng lao động cật lực ấy chính là chất liệu để anh có được Con sông chảy từ lòng phố, Cửa sông… và đã hai lần nhận được giải thưởng của Tổng công đoàn Việt Nam. 

Và Hải Phòng - nơi cưu mang chàng công nhân bến tàu từng ngày cơm áo - cũng trao cho ông giải thưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Cứ thế, Thanh Tùng sống trọn vẹn, tràn trề, đắm đuối với thơ như một lẽ sống. Con người ấy vô tư, trong sáng như tâm thế có một đứa trẻ con ở mãi trong hình hài già theo năm tháng. 

Đã gặp nhau là tủm tỉm cười, rồi dù không ai yêu cầu, không ai đòi hỏi, anh vẫn cứ đọc thơ khi du dương, lúc trầm lắng.

 Đã vào quán nhậu, lúc ngất ngưởng men say, thế nào anh cũng khóc. Một cái khóc vô tư lự khi nhớ về chuyện cũ từ gia đình, từ bạn bè; chẳng phải buồn đâu, mà khi niềm vui được nhắc đến đột ngột quá thì anh lại òa lên như đứa trẻ.

Chỉ thế thôi ư?

Không, ấy mới là lúc Thanh Tùng "xuất thần", tôi từng nhiều lần chứng kiến lúc ấy, anh cứ tuôn ra dào dạt những câu thơ bất chợt ùa đến trong đầu, cứ đọc mãi đến lúc say quá thì gục đầu xuống bàn mà ngủ. Thế thôi. 

Đó mới là tính cách "trẻ con" của anh, một nhà thơ từ phương Bắc vào Nam được đồng nghiệp yêu mến và gần gũi.

Từ tình cảm "tình thương mến thương này", Thanh Tùng đâm ra yêu dấu chốn này, và anh tự nhủ phải viết một cái gì đó như một sự tạ ơn. 

Còn nhớ dăm năm mới đây, trước ngày ra Hà Nội dự Đại hội nhà văn Việt Nam, đại diện Thành ủy TP.HCM có tổ chức cuộc gặp mặt với anh em hội viên, lúc ấy Thanh Tùng cho biết đang viết Đất phương Nam. 

Trường ca ấy, còn nhớ câu thơ gây ấn tượng cho tôi khi anh miêu tả công nhân sống trong nhà trọ: "Các em nằm chen chúc chèn như cá hộp".

Ngày con gái anh tổ chức sinh nhật lần thứ 80 cho anh, cô Lan Hương rủ rê dẫn chương trình. Tất nhiên, tôi gật đầu. 

Nhờ vậy, tôi ít nhiều hiểu được đôi điều về hoàn cảnh riêng tư của anh. Mà thôi, cũng chẳng nên nhắc lại, bởi lẽ trong đời ai lại không "có những niềm riêng làm sao nói hết"? 

Từ nỗi đau lẻ loi, cá nhân ấy có bật ra thơ, có thơ tràn trề trong cảm xúc hay không mới là điều cần thiết. Với Thanh Tùng là có.

"Tôi sẽ thành tan nát / Nếu không kịp trốn vào đâu / Bông lau tím lật qua chiều đông tái / Cho tôi quên cả lối đi về / Em sôi nổi đến làm tôi ngần ngại". 

Sự sôi nổi xa xăm từ thời trai trẻ ấy lại vọng về như một vết thương không kín miệng. Âu cũng là một cảm hứng của thơ. 

Và bây giờ vĩnh biệt anh, chắc rằng người yêu thơ đang đặt lên môi mình những dòng chữ run rẩy và hát: "Mỗi mùa hoa đỏ về / Hoa như mưa rơi rơi / Cánh mỏng manh tan tác đỏ tươi / Như máu ứa một thời trai trẻ / Hoa như mưa rơi rơi…".

LÊ MINH QUỐC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar