17/01/2023 09:33 GMT+7

Vĩnh biệt Doãn Hoàng Giang: Người anh lớn của sân khấu

Đạo diễn gạo cội Doãn Hoàng Giang - người đã dựng mấy trăm vở trên các sân khấu Việt Nam, từ kịch nói, chèo, cải lương - qua đời chiều 16-1 tại Hà Nội, hưởng thọ 85 tuổi.

Vĩnh biệt Doãn Hoàng Giang: Người anh lớn của sân khấu - Ảnh 1.

Đạo diễn - NSND Doãn Hoàng Giang - Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN

Cho đến trước khi qua đời, ở tuổi ngoài 80, đạo diễn - NSND Doãn Hoàng Giang vẫn dựng vở cho nhiều đoàn kịch trên cả nước. Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam Thúy Mùi cho biết: "Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam sẽ cùng gia đình lo tang lễ cho thầy thật chu đáo".

Nghệ sĩ đa tài

Nhà phê bình sân khấu, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái nhận định sự ra đi của đạo diễn Doãn Hoàng Giang là một mất mát lớn của nền sân khấu. 

Bà đặc biệt đánh giá cao đạo diễn Doãn Hoàng Giang ở khía cạnh tự học mà thành tài. Ông gần như là trường hợp đạo diễn tự học mà thành tài duy nhất của sân khấu Việt Nam.

Bà Minh Thái nói nếu như bóng đá cần những huấn luyện viên giỏi thì sân khấu cần những đạo diễn tài năng giống như ông Giang. Một điều thú vị ở vị đạo diễn tài năng này mà bà Minh Thái chia sẻ đó là ông rất mê bóng đá. 

Ông mê tới nỗi cửa nhà ông treo biển: "Bóng đá mời vào, công việc mời ra". Cũng bởi mê bóng đã, ông bê những thủ thuật trên sân cỏ vào làm thủ thuật trên trên sân khấu. Ông thích tiết tấu rất nhanh và tính bất ngờ của bóng đá và ông mang tất cả điều này vào sân khấu của ông.

Trong niềm tiếc thương người đạo diễn tài năng, một người nghệ sĩ chân chính, nhà phê bình Ngô Thảo khẳng định Doãn Hoàng Giang là đạo diễn cuối cùng của thế hệ sân khấu gạo cội có vai trò quan trọng trong hình thành sân khấu Việt Nam hiện đại ở cả sân khấu kịch nói, chèo đến cải lương. 

Ông còn là tác giả của hàng trăm kịch bản hấp dẫn, một người rất đa tài, có năng lực sáng tạo rất lớn. Với lòng yêu sân khấu đắm đuối, ông từ một diễn viên thuộc lứa diễn viên đầu tiên của sân khấu kịch nói đã tự học là chính mà thành nghề đạo diễn tài năng, người đã tạo nên rất nhiều màu sắc cho nhiều đoàn sân khấu cả nước.

Nhiều nghệ sĩ, người trong giới còn yêu mến Doãn Hoàng Giang ở tính nghệ sĩ rất cao bên cạnh tài năng. "Người ta làm nghề để kiếm danh kiếm lợi nhưng cả hai cái đó ông đều thờ ơ. Người ta giục giã ông bao lần làm hồ sơ xét Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước nhưng ông đều không làm. Ông là một người yêu nghệ thuật rất vô tư", ông Ngô Thảo nói.

Giới sân khấu nói chung và những người yêu kịch nói ngả mũ nghiêng mình trước tượng đài sân khấu Việt Nam.
Nghệ sĩ Sĩ Tiến

Doãn Hoàng Giang - đạo diễn lớn

Từng tham gia Ban chấp hành Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam cùng đạo diễn Doãn Hoàng Giang, cũng đã từng dàn dựng vở do nghệ sĩ họ Doãn viết, đạo diễn Trần Ngọc Giàu cho rằng tác phẩm của Doãn Hoàng Giang, dù đề tài lịch sử, dân gian hay hiện đại đều thể hiện rất rõ cái mới trong tư tưởng và cách dàn dựng.

"Anh Doãn Hoàng Giang là một đạo diễn lớn, anh có khả năng vừa viết kịch bản vừa đạo diễn nên tác phẩm của anh thường có sự chỉn chu. Vì trong lúc viết anh đã có sự định hình, ý đồ đạo diễn như thế nào. Anh rất xông xáo đi vào những đề tài hiện đại. 

Có thể nói, anh là một "người anh lớn" của sân khấu, là người thủ lĩnh luôn được người làm nghề tin tưởng, vì vậy anh thường xuyên được giữ vai trò chủ tịch hội đồng nghệ thuật. Với anh em đồng nghiệp anh được thương vì cực kỳ ôn hòa và gần gũi", đạo diễn Trần Ngọc Giàu nhận định.

Nghệ sĩ Mỹ Uyên - giám đốc sân khấu 5B Võ Văn Tần - xúc động nhắc lại những kỷ niệm với đạo diễn Doãn Hoàng Giang khi chị đầu tư xã hội hóa vở do ông viết kịch bản Những đứa con oan nghiệt, mời nghệ sĩ Thành Hội - Ái Như dựng cho 5B với cái tên Bàn tay của trời. "Thương em út nên anh không lấy tiền tác giả kịch bản", Mỹ Uyên kể.

Mỹ Uyên ấn tượng về sự nghĩa hiệp của "người anh lớn luôn truyền lửa nghề cho lớp trẻ": "Nhớ mỗi lần ra Hà Nội, lần nào anh cũng giành trả tiền mời mấy đứa em sân khấu miền Nam. Nhìn anh lúc nào cũng hầm hố, lãng tử nhưng rất tình cảm, tôi không thấy anh uống bia rượu mà chỉ uống nước suối, trà lipton... 

Có tiền lại dúi vào tay bảo đem về làm sân khấu. Dù tôi luôn từ chối nhưng nghĩa cử của đàn anh đối với các em, với sân khấu khiến chúng tôi cảm thấy ấm áp và trân trọng".

Doãn Hoàng Giang, sinh năm 1938, quê thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Ông từng dàn dựng rất nhiều vở nổi tiếng trên các sân khấu như Hà Mi của tôi, Nhân danh công lý, Bài ca Điện Biên, Nàng Sita, Đêm trắng, Số đỏ, Tiếng đàn vùng Mê Thảo (dựa theo Chùa Đàn của nhà văn Nguyễn Tuân), Đêm trắng, Tả quân Lê Văn Duyệt, Hoa khôi dạy chồng, Người mẹ trước vành móng ngựa...

Trong đó, nhiều vở diễn của ông trở thành hiện tượng sân khấu khi thu hút rất đông khán giả như Hà Mi của tôi, Nàng Sita...

Nhiều vở ông dựng cho sân khấu TP.HCM như: Nhân danh công lý, Số đỏ, Đêm trắng, Tả quân Lê Văn Duyệt...

Đạo diễn, NSND Doãn Hoàng Giang qua đời

Đạo diễn gạo cội Doãn Hoàng Giang - người đã dựng hàng trăm vở diễn ăn khách trên các sân khấu Việt Nam, từ kịch nói, chèo, cải lương - đã qua đời chiều 16-1 tại Hà Nội, hưởng thọ 85 tuổi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Chuẩn bị khởi động cho mùa kịch hè 2025, Nhà hát kịch Idecaf vừa tung ra tạo hình các nhân vật trong chương trình Ngày xửa ngày xưa số 36.

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Đông đảo độc giả đã đến Đường sách TP.HCM từ sớm để chờ đợi buổi giao lưu cùng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh về hành trình sáng tác của ông.

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar