28/08/2022 07:55 GMT+7

Vĩnh biệt André Van In, 'ông thầy điện ảnh' người Pháp tha thiết yêu Việt Nam

MI LY
MI LY

TTO - Đạo diễn người Pháp André Van In rất yêu Việt Nam và là thầy của nhiều nhà làm phim tài năng của Việt Nam. Đến Việt Nam vào năm 2004, ông nhiều lần trở lại, dìu dắt các học trò ghi nhận vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam.

Vĩnh biệt André Van In, ông thầy điện ảnh người Pháp tha thiết yêu Việt Nam - Ảnh 1.

Ông André Van In (phải) trong một lần đứng lớp cho các nhà làm phim trẻ Việt Nam - Ảnh: Facebook đạo diễn Võ Thạch Thảo

Tối 27-8, các nhà làm phim Việt Nam thông báo "thầy André Van In đã qua đời". Ông qua đời tại Paris, Pháp trước đó một ngày, theo thông tin từ gia đình.

Đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh ngậm ngùi: "Ông là "ông tổ" của Varan Việt Nam, người đã đào tạo một thế hệ nhà làm phim tài liệu mới của Việt Nam, những người làm nên những bộ phim quan trọng của điện ảnh Việt Nam với cách tiếp cận mới, hơi thở mới. Thầy là người đã dẫn dắt tôi trở thành một nhà làm phim đích thực. Thương nhớ thầy".

Varan Việt Nam là tổ chức dạy làm phim tài liệu theo trường phái làm phim tài liệu trực tiếp từ Pháp. Ông André Van In - người tham gia sáng lập trại sáng tác Varan Paris năm 1982 - trực tiếp giảng dạy, về sau làm cố vấn cho tổ chức.

Từ các khóa học của tổ chức này, nhiều nhà làm phim Việt Nam đã trưởng thành, làm nên những tác phẩm phim tài liệu, điện ảnh chất lượng.

Vĩnh biệt André Van In, ông thầy điện ảnh người Pháp tha thiết yêu Việt Nam - Ảnh 2.

Phim "Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng" của đạo diễn Nguyễn Thị Thắm, một học trò của André Van In

Những  học  trò  của  André Van In là Trần Phương Thảo (phim Giấc mơ là công nhân, phim Đi tìm Phong làm cùng Swann Dubus), Nguyễn Thị Thắm (Xe ôm, Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng), Trịnh Đình Lê Minh (Thưa mẹ con đi, Bằng chứng vô hình, tác giả hai cuốn sách về điện ảnh, giảng viên Đại học Hoa Sen), Đoàn Hồng Lê (Đất đai thuộc về ai, Lời cuối của cha), Hà Lệ Diễm (Những đứa trẻ trong sương)... 

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, các đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh, Đoàn Hồng Lê, Hà Lệ Diễm - những học trò của ông André Van In - bày tỏ sự đau buồn.

Vĩnh biệt André Van In, ông thầy điện ảnh người Pháp tha thiết yêu Việt Nam - Ảnh 3.

Nhiều học trò ở Việt Nam tưởng nhớ ông André Van In - Ảnh: Varan Vietnam

Chị Lê Tuyết Nhung, một người bạn của ông André Van In và từng là người điều phối ở Varan Việt Nam, cũng là người nhận được thông tin từ gia đình về sự ra đi của ông. Chị Nhung nói: "Chúng tôi không phải là ruột thịt nhưng là những người bạn của ông từ mười mấy, 20 năm nay và rất buồn khi nghe tin ông qua đời".

Theo chị Nhung, từ năm 2004, ông André Van In đến Việt Nam cùng tổ chức Varan Paris, khi họ hợp tác giảng dạy khóa đầu tiên với Hãng phim Tài liệu khoa học trung ương. Từ năm 2006 trở đi, ông đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của tổ chức. Ông trực tiếp đến Việt Nam, tìm kiếm học viên, kết nối, động viên.

"Trong nhiều năm trời, trong nhiều khóa, thầy ở Việt Nam 3 tháng mỗi năm để đào tạo học viên. Tôi trân trọng thầy vì thầy thực sự rất yêu Việt Nam. Thầy rất muốn sống ở Việt Nam, một năm nhiều tháng, để đi khắp nơi. Thầy chấp nhận Việt Nam ở cả khía cạnh đẹp lẫn xấu, không như nhiều người là họ chỉ chấp nhận khía cạnh đẹp thôi" - chị Nhung chia sẻ.

Theo học ông André Van In, các đạo diễn trẻ không chỉ được dạy về nghề mà còn thấm nhuần đạo đức nghề nghiệp. Đó là lòng tôn trọng đối với nhân vật và khán giả.

Vĩnh biệt André Van In, ông thầy điện ảnh người Pháp tha thiết yêu Việt Nam - Ảnh 4.

Phim "Children Of The Mist" (Những đứa trẻ trong sương) của đạo diễn Hà Lệ Diễm, một học trò của ông André Van In

Đạo diễn Hà Lệ Diễm - người làm phim tài liệu đoạt giải quốc tế Children Of The Mist (Những đứa trẻ trong sương) - chia sẻ: "Tôi học ở Varan từ năm 2016, khi đó thầy André không còn dạy trực tiếp mà chỉ là cố vấn. Khi đó chị Trần Phương Thảo là người dạy chính, chị Nguyễn Thị Thắm và anh Trịnh Đình Lê Minh quản lý khóa học.

Tổ chức Varan Paris có rất nhiều giảng viên khác nhau ở nhiều nước khác nhau, nhưng riêng thầy André rất yêu Việt Nam. Hầu như năm nào thầy cũng đến Việt Nam một lần. Tôi đang rất buồn nên không biết nói gì hơn".

Đạo diễn Võ Thạch Thảo (Cây táo nở hoa) viết tưởng nhớ người thầy trên trang cá nhân: "Một học viên của Varan Việt Nam 2005 xin được nói lời tạm biệt với người thầy tận tụy, đầy tình thương và kiên nhẫn - André Van In.

Cảm ơn thầy vì những bài học, sự tử tế và đầy cảm hứng thầy đã mang lại cho một thế hệ những nhà làm phim tài liệu Việt Nam. Em sẽ mãi nhớ nụ cười ấm áp và cái ôm siết chặt vỗ về của thầy".

andre van in 4

Khóa học Varan ở TP.HCM năm 2005 - Ảnh: Varan Vietnam

"Người thầy mẫu mực"

Đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh viết những dòng tưởng niệm gửi Tuổi Trẻ Online:

"Thầy André Van In có thể được xem là người thầy mẫu mực của các thế hệ đạo diễn phim tài liệu thực tế Việt Nam.

Là một trong những giảng viên đầu tiên của trại sáng tác phim tài liệu Varan đầu tiên tại Việt Nam năm 2004, ông đã tiếp tục trở lại với các trại sáng tác năm 2005, 2010, 2011, 2016 tại Việt Nam.

Có thể nói ông chính là người có sức ảnh hưởng lớn lao đến việc đào tạo một thế hệ nhà làm phim tài liệu mới tại Việt Nam, những người theo phong cách tài liệu thực tế với sự nhạy cảm với hiện thực và không ngại dấn thân tại hiện trường.

Nhiều nhà làm phim tài liệu quan trọng của điện ảnh Việt Nam đương đại như Trần Phương Thảo, Đoàn Hồng Lê, Nguyễn Thị Thắm, Hà Lệ Diễm... được ông dìu dắt từ những bước đầu thử sức với cách tiếp cận mới và theo sát trong những dự án lớn quan trọng trong sự nghiệp của họ.

Và chính họ cũng đã bắt đầu tiếp nối công việc giảng dạy cao quý khi tiếp tục đào tạo những thế hệ nhà làm phim mới.

Mang trong mình tình yêu Việt Nam và nhiệt huyết đóng góp vào nền điện ảnh tài liệu, thầy André Van In đã để lại di sản to lớn, đó chính là nhóm các nhà làm phim theo phong cách điện ảnh thực tế và những tác phẩm quan trọng của họ.

Những tình cảm, lòng nhiệt thành và giá trị của ông sẽ mãi ở lại Việt Nam theo thời gian trong từng thước phim của mỗi thế hệ học trò".

Nữ đạo diễn trẻ người Việt thắng giải LHP tài liệu quốc tế Amsterdam

TTO - Phim tài liệu "Những đứa trẻ trong sương" đã đưa nữ đạo diễn trẻ Hà Lệ Diễm đoạt giải “Đạo diễn xuất sắc nhất” hạng mục tranh giải quốc tế dành cho phim đầu tay tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam 2021.

MI LY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar