08/09/2021 10:04 GMT+7

Viettel hoàn thành hạ tầng CNTT cho bệnh viện dã chiến hiện đại nhất Hà Nội

DIỆU LINH
DIỆU LINH

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) là đơn vị chịu trách nhiệm thiết kế, triển khai hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) cho bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 hiện đại nhất Hà Nội vừa đi vào hoạt động tại Yên Sở, Hoàng Mai.

Viettel hoàn thành hạ tầng CNTT cho bệnh viện dã chiến hiện đại nhất Hà Nội - Ảnh 1.

Hạ tầng CNTT của bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 do Viettel triển khai trong 22 ngày - Ảnh: D.L

Theo đó, Viettel chịu trách nhiệm quy hoạch, thiết kế và triển khai các hạng mục liên quan đến xây dựng hạ tầng CNTT của bệnh viện với mục tiêu "không tiếp xúc - không giấy tờ - không phim". 

Các hạng mục này gồm 400 camera, 200 trạm phát sóng wi-fi, 18 bộ Tele-ICU, 2 bộ hội chẩn Telehealth, 90 máy tính, máy in, máy quét barcode.

Các thiết bị theo dõi và hội chẩn từ xa bệnh nhân hồi sức tích cực (Tele-ICU) được Viettel đặt tại 18 khu điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng mà không cần tiếp xúc. 

Thiết bị được kết nối trực tiếp với Hệ thống Quản lý bệnh viện, cập nhật dữ liệu sức khoẻ, hình ảnh phim chụp của bệnh nhân tại khu điều trị đến các bác sĩ tại khu chẩn đoán. 400 camera giám sát giúp lực lượng y bác sĩ theo dõi hoạt động và tình trạng bệnh nhân tại 500 giường bệnh một cách an toàn.

Bệnh viện cũng được kết nối vào Hệ thống Tư vấn, hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) do Viettel triển khai trên toàn quốc. Thông qua hệ thống này, các bệnh nhân COVID-19 nặng sẽ được các bác sĩ bệnh viện tuyến trên hỗ trợ cứu chữa kịp thời mà không phải chuyển tuyến.

Toàn bộ các hạng mục được hơn 100 cán bộ, nhân viên của Viettel triển khai trong 22 ngày, gấp 3 lần tốc độ triển khai thông thường. Hạ tầng CNTT do Viettel thiết kế giúp bệnh viện dã chiến Yên Sở trở thành một trong những cơ sở điều trị COVID-19 hiện đại nhất cả nước.

Viettel hoàn thành hạ tầng CNTT cho bệnh viện dã chiến hiện đại nhất Hà Nội - Ảnh 2.

Hạ tầng CNTT của bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 do Viettel triển khai đảm bảo không tiếp xúc, không giấy tờ, không phim - Ảnh: D.L

Ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel, cho biết: "Viettel sẽ dành mọi nguồn lực, áp dụng triệt để các công nghệ mới nhất và các thành tựu chuyển đổi số để hỗ trợ Chính phủ, ngành y tế và nhân dân vượt qua khó khăn và chiến thắng trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19".

Trong tình hình khó khăn chung của cả nước, Viettel chủ động đóng góp, chung tay với Chính phủ và nhân dân giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh.

Đến nay Viettel đã hỗ trợ trực tiếp hơn 500 tỉ đồng, trong đó có 450 tỉ đồng vào Quỹ vaccine phòng COVID-19, 16 tỉ đồng ủng hộ các nỗ lực phòng, chống dịch tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Thông qua hai chương trình "Trạm hạnh phúc - Chạm yêu thương" và "Tấm lòng mùa dịch - San sẻ yêu thương", Viettel chuyển hơn 400.000 phần quà là lương thực, nhu yếu phẩm để hỗ trợ các hộ gia đình gặp khó khăn trên toàn quốc.

Viettel cũng triển khai Nền tảng quản lý tiêm chủng phòng COVID-19 quốc gia, hệ thống khám chữa bệnh từ xa Telehealth tới 1.600 cơ sở y tế trên toàn quốc, triển khai 700 điểm cầu tại các bệnh viện có các ca bệnh COVID-19, xây dựng cổng thông tin và ứng dụng "Sức khỏe Việt Nam", tờ khai y tế, bản đồ dịch bệnh, sổ sức khỏe điện tử, hộ chiếu vắc xin COVID-19 trên toàn quốc.

DIỆU LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Nút home vật lý, jack tai nghe 3.5mm... từng là 'đặc sản' của smartphone nhưng nay đã biến mất cùng sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện đại.

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar