07/04/2022 16:56 GMT+7
Trở lại chủ đề

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt tập trận, quân sự hóa ở Biển Đông

LAN HƯƠNG
LAN HƯƠNG

TTO - Việt Nam giao thiệp với Trung Quốc yêu cầu không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt tập trận, quân sự hóa ở Biển Đông - Ảnh 1.

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng - Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 7-4, trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Online liên quan đến thông tin Trung Quốc tiếp tục tập trận kéo dài ở Biển Đông từ 19-3 đến 9-4, sau khi Việt Nam đã có giao thiệp, yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết lập trường của Việt Nam về việc này đã được nêu rõ vào ngày 7-3. 

"Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng và chấm dứt hoạt động vi phạm ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), kiềm chế không có hành động làm phức tạp tình hình, góp phần duy trì hòa bình an ninh, ổn định ở Biển Đông", bà Hằng nhấn mạnh trong cuộc họp báo chiều 7-4. 

Việt Nam tiếp tục giao thiệp với phía Trung Quốc về vấn đề này, bà cho biết thêm.

Theo thông tin đăng tải trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) mới đây, Trung Quốc thông báo tập trận ở Biển Đông từ ngày 19-3 đến ngày 9-4. Thông báo không nói rõ về quy mô cuộc tập trận, chỉ nói cấm tàu thuyền vào khu vực liên quan.

Những tọa độ của cuộc tập trận này giống với những tọa độ của 5 điểm giới hạn khu vực tập trận ở Biển Đông ngày 4-3 đến ngày 15-3 của Trung Quốc.

Trước đó, Trung Quốc tổ chức tập trận ở Biển Đông từ ngày 4 đến 15-3 trong khu vực nằm giữa tỉnh Hải Nam của nước này và Việt Nam. Một phần khu vực thông báo hàng hải nêu trên thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam được xác định theo UNCLOS 1982. Ngày 7-3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc.

Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông 

Cũng tại buổi họp báo, về thông tin Trung Quốc đã quân sự hóa hoàn toàn một số đảo nhân tạo nước này bồi đắp trái phép trong vùng biển của Việt Nam, phó phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).

Việc thúc đẩy quân sự hóa trên một số cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, mà còn gây lo ngại cho các nước trong khu vực, cộng đồng quốc tế, như được phản ánh trong các văn kiện của ASEAN, không có lợi cho việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định của Biển Đông, bà Hằng nói.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt quân sự hóa, không có hành động gây gia tăng căng thẳng trong khu vực, duy trì điều kiện thuận lợi cùng ASEAN tiếp tục thúc đẩy Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS, bà Hằng nhấn mạnh.

Về đề nghị tuần tra chung trên biển của Philippines, phó phát ngôn cho hay Việt Nam luôn mong muốn cùng các nước hợp tác đóng góp cho hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, hợp tác và phát triển ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.

Với mong muốn đó, trong nhiều năm qua Việt Nam đã hợp tác tuần tra chung với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan và có nhiều hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm trên biển và các hoạt động kinh tế, bà Hằng thông tin thêm. 

Biển Đông và bầu cử Philippines

TTO - Gần như chắc chắn Biển Đông sẽ là vấn đề nóng bỏng trong cuộc bầu cử tổng thống Philippines ngày 9-5. Một Biển Đông "êm đềm" đang là điều Trung Quốc mong muốn trước và sau bầu cử.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây khiến dư luận xôn xao khi tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bỏ ra 1,6 tỉ USD mua lại cổ phần của công ty khai thác bạch kim lớn ở Nam Phi.

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Nguồn tin Ukraine tiết lộ với AFP rằng tại cuộc gặp ở Istanbul, Nga đã yêu cầu Ukraine từ bỏ những vùng lãnh thổ vẫn đang do Kiev kiểm soát.

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan

Chiều 16-5 tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Thái Lan, lãnh đạo Đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) Paetongtarn Shinawatra.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan

EU dọa tung gói trừng phạt thứ 18, quyết tăng sức ép lên ông Putin

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 16-5 tuyên bố sẽ 'gia tăng sức ép' cho đến khi Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng cho hòa bình.

EU dọa tung gói trừng phạt thứ 18, quyết tăng sức ép lên ông Putin

Trung Quốc siết giao dịch nhà chưa hoàn thiện để khôi phục niềm tin người mua

Chính quyền nhiều địa phương tại Trung Quốc thí điểm chỉ bán nhà hoàn thiện để bảo vệ người mua và kiểm soát rủi ro trước tình trạng dự án bỏ hoang tràn lan.

Trung Quốc siết giao dịch nhà chưa hoàn thiện để khôi phục niềm tin người mua

Tòa án tối cao Mỹ chưa từng phủ nhận hiệu quả của vắc xin COVID-19

Mạng xã hội tại Anh lan truyền tin Tòa án tối cao Mỹ ra phán quyết vắc xin COVID-19 không phải vắc xin, trong khi các tổ chức xác minh đây là tin giả.

Tòa án tối cao Mỹ chưa từng phủ nhận hiệu quả của vắc xin COVID-19
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar