07/03/2025 11:46 GMT+7

Việt Nam - Thụy Điển và tình bạn hơn 55 năm

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Thụy Điển Aaron Emilsson cho rằng quan hệ 55 năm giữa hai nước có thể trở thành hình mẫu cho thế giới, đặc biệt trong bối cảnh trật tự quốc tế đang đối mặt nhiều thách thức.

Việt Nam - Thụy Điển và tình bạn hơn 55 năm - Ảnh 1.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Thụy Điển Aaron Emilsson trên đường phố TP.HCM - Ảnh: THANH HIỆP

Từ ngày 2 đến 5-3, phái đoàn Quốc hội Thụy Điển do ông Emilsson dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc hiệu quả tại Việt Nam. 

Ông Emilsson đã dành thời gian chia sẻ với Tuổi Trẻ về tiềm năng phát triển hợp tác song phương giữa hai nước, cũng như ý nghĩa chặng đường hơn 55 năm xây dựng quan hệ Việt Nam - Thụy Điển.

Di sản lịch sử bền vững

"Tôi đã rất xúc động khi tham quan di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò và Bảo tàng Chứng tích chiến tranh. Chúng tôi được chứng kiến những vết thương chiến tranh gây ra cho người dân Việt Nam. Thật đáng buồn vì dù chiến tranh đã kết thúc từ năm 1975 nhưng hậu quả của nó vẫn đang ảnh hưởng đến người dân, đến cả những đứa trẻ mới sinh", chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Thụy Điển chia sẻ.

Ông Emilsson khẳng định dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước của Việt Nam (30-4-2025) cũng có một ý nghĩa đặc biệt với nước ông. Trong thời kỳ chiến tranh, một bộ phận đông đảo người dân Thụy Điển đã xuống đường tham gia các cuộc biểu tình phản chiến, thể hiện tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam. 

"Dịp kỷ niệm sắp tới sẽ là cơ hội để hai nước củng cố và phát triển mối quan hệ. Chúng ta đã có hơn 55 năm quan hệ ngoại giao và tôi tin Thụy Điển cũng muốn tham gia vào việc kỷ niệm kết thúc chiến tranh", ông nói.

Bàn về hợp tác nghị viện, ông khẳng định Quốc hội hai nước đã chia sẻ các dự án hợp tác nâng cao năng lực nghị viện một cách lâu dài và sâu rộng. Ông nhấn mạnh: "Quốc hội Thụy Điển luôn quan tâm đến lịch sử Việt Nam và hành trình trở thành đối tác trong công cuộc tái thiết đất nước thời hậu chiến. Thụy Điển đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng nhiều bệnh viện và triển khai các dự án phát triển quan trọng khác. Đây là mối quan hệ truyền thống bền vững và lâu đời".

Ông đặc biệt bày tỏ niềm tin rằng di sản của mối quan hệ giữa hai nước có thể trở thành hình mẫu cho thế giới trong cách tiếp cận các cuộc xung đột. Thụy Điển thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào tháng 11-1969, trở thành một trong những quốc gia châu Âu ngoài khối xã hội chủ nghĩa đầu tiên có quan hệ chính thức với Việt Nam.

Ông nhấn mạnh rằng Việt Nam và Thụy Điển cùng chia sẻ quan điểm về tầm quan trọng của việc tự chủ và giảm thiểu rủi ro từ sự lệ thuộc. Trong bối cảnh trật tự thế giới dựa trên luật lệ đang đối mặt với nhiều thách thức, hai nước cần kiên định bảo vệ quyền tự quyết, các giá trị về tự do, dân chủ và không để mình trở thành công cụ trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc.

Đối tác đổi mới tương lai

Trong ba ngày làm việc, phái đoàn Thụy Điển đã gặp Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương; Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, an ninh và đối ngoại Đôn Tuấn Phong; Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và lãnh đạo TP.HCM.

Ông Emilsson nhận thấy giữa Việt Nam và Thụy Điển có nhiều cơ hội và dư địa phát triển hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. Hai nước có lợi ích chung và có thể phát triển quan hệ Đối tác chiến lược trong nhiều lĩnh vực như đổi mới sáng tạo, khoa học, nghiên cứu và phát triển, chuyển đổi xanh.

"Thông điệp tôi nhận được từ các công ty Thụy Điển ở Việt Nam là đây là vùng đất năng động. Việc trao đổi với các đối tác Việt Nam khá dễ dàng và đó là yếu tố then chốt để các doanh nghiệp Thụy Điển mở rộng việc kinh doanh. Họ muốn trở thành những đối tác đáng tin cậy của Việt Nam trong các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ", ông chia sẻ.

Ông cũng khẳng định Thụy Điển là quốc gia có nền tảng nghiên cứu và phát triển khoa học đời sống, đổi mới sáng tạo tốt. Do đó, quốc gia Bắc Âu này có thể hỗ trợ Việt Nam trong quá trình phát triển lực lượng lao động trình độ cao. 

Các doanh nghiệp nhận thấy dù thị trường Việt Nam có lực lượng lớn lao động chuyên môn cao nhưng việc tìm kiếm ứng viên phù hợp cho vị trí quản lý hoặc kỹ sư vẫn còn khó khăn.

Kinh nghiệm tinh gọn bộ máy

Chia sẻ kinh nghiệm hơn 10 năm làm nghị sĩ, ông Emilsson khẳng định điều quan trọng trong tinh gọn bộ máy nhà nước là đảm bảo tính bao trùm.

"Tính bao trùm rất quan trọng với chúng tôi và là giá trị đặc trưng của Thụy Điển. Nó được thể hiện qua việc ghi nhận và hỗ trợ các nhóm yếu thế, tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào quá trình ra quyết định, đồng thời xây dựng năng lực thể chế và khả năng thích ứng cần thiết trong quy trình lập pháp", ông chia sẻ.

Ông cũng cho rằng Quốc hội cần được trao quyền chủ động đề xuất các luật mới và đóng vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định, thay vì giao phó mọi chuyện cho Chính phủ.

Đoàn đại biểu Quốc hội Thụy Điển bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Đoàn đại biểu Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Thụy Điển thăm Việt Nam từ ngày 2 đến 5-3 với nhiều hoạt động nhằm tăng cường quan hệ song phương.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Ông Elon Musk cáo buộc Nam Phi cấm mạng Internet của Starlink phủ sóng vì ông “không phải người da đen”, trong khi cơ quan địa phương khẳng định chưa từng nhận hồ sơ xin cấp phép của SpaceX.

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Du lịch Nhật Bản lao đao vì lời 'tiên tri' động đất tháng 7

Lời 'tiên tri' trong bộ truyện tranh xuất bản từ năm 1999 về trận động đất sẽ xảy ra vào tháng 7 năm nay đang khiến lượng khách du lịch đến Nhật Bản sụt giảm mạnh.

Du lịch Nhật Bản lao đao vì lời 'tiên tri' động đất tháng 7

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Một video ghi lại cảnh con trăn khổng lồ bơi trên sông Amazon đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội khắp các quốc gia, nhưng thực tế video này được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Mỹ yêu cầu phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại Bộ Quốc phòng

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa ban hành quy định mới, yêu cầu các phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại các tòa nhà thuộc Bộ Quốc phòng, nhằm tăng cường bảo mật thông tin.

Mỹ yêu cầu phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại Bộ Quốc phòng

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Theo thỏa thuận, Boeing sẽ nộp phạt 1,1 tỉ USD để đổi lấy việc DOJ hủy bỏ cáo buộc hình sự đối với hãng.

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào

Truyền thông Trung Quốc phản ứng mạnh sau lệnh cấm tuyển sinh quốc tế với Harvard, khi sinh viên Trung Quốc là nhóm du học sinh đông nhất tại trường này.

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar