05/03/2024 09:36 GMT+7

Việt Nam sẽ là cầu nối cho Úc - ASEAN

Một năm trước khi Canberra trở thành Đối tác đối thoại của ASEAN vào năm 1974, Úc đã quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Nửa thế kỷ trôi qua, nhiều điều đã cho thấy đó là một quyết định đúng đắn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân tại sân bay quốc tế Melbourne (Úc) tối 4-3 - Ảnh: NHẬT BẮC

Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân tại sân bay quốc tế Melbourne (Úc) tối 4-3 - Ảnh: NHẬT BẮC

Tối 4-3 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến Melbourne (Úc). Đây sẽ là một tuần bận rộn cho người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, khi ông tham gia Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm ASEAN - Úc rồi thăm chính thức Úc - chuyến thăm đầu tiên của ông đến nước này trên cương vị mới.

Vị thế đang lên của Việt Nam

Lịch trình hoạt động dự kiến dày đặc của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đủ để làm nổi bật Việt Nam tại Úc và sự coi trọng, đánh giá cao của nước chủ nhà. Nhưng có cơ sở để người Úc dành sự tôn trọng như vậy.

Khái quát về chặng đường 50 năm giữa Úc và Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã mô tả đó là "những bước tiến vượt bậc" khi vượt qua những khác biệt trong quá khứ để thiết lập quan hệ ngoại giao và bây giờ là quan hệ Đối tác chiến lược "với mức độ tin cậy chính trị rất cao, thậm chí được đánh giá là cao nhất từ trước đến nay".

"Khi mối quan hệ giữa Úc và ASEAN ngày càng phát triển, chúng tôi đặt nhiều kỳ vọng về mối quan hệ với Việt Nam. Việt Nam có vai trò quan trọng đối với tương lai kinh tế của Úc", Đại sứ Úc tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đã từng bày tỏ như thế với báo chí Việt Nam trước thềm chuyến đi Úc của Thủ tướng.

Thật vậy, từ một nước nhận hỗ trợ và đầu tư từ Úc, Việt Nam cũng đang đầu tư và từng bước thiết lập sự hiện diện kinh tế tại Úc, trong các lĩnh vực mà nước này có thế mạnh và Việt Nam đang cần. Tiêu biểu như các dự án của Tập đoàn TH (135 triệu USD), Tập đoàn An Viên (18 triệu USD ở Bắc Úc), Công ty VinFast với 20 triệu USD ở Melbourne...

Giáo sư Carl Thayer (Úc), một người có nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam, tin rằng một số mục tiêu mà Úc đang theo đuổi với ASEAN cần có Việt Nam. Về chính trị, Úc mong muốn hỗ trợ vai trò trung tâm của ASEAN bằng các biện pháp thiết thực nhằm thúc đẩy Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương dựa trên bốn trụ cột là hợp tác hàng hải, kết nối, phát triển bền vững và hợp tác kinh tế.

"Nước Úc mong muốn hợp tác với Việt Nam để đạt được những mục tiêu này thông qua Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Úc - New Zealand (AANZFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)", giáo sư Carl Thayer nhận xét.

Cửa ngõ cho Úc vào Đông Nam Á

Việt Nam và Úc hợp tác trong hầu hết lĩnh vực hợp tác hiện nay giữa ASEAN và Úc. Nhưng còn một lĩnh vực tiềm năng mà hai bên vẫn chưa chạm đến và Việt Nam có thể trở thành hình mẫu cho các nước ASEAN khác trong hợp tác với Úc. Đó là khí hậu - một lĩnh vực không chỉ gói gọn trong các giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu mà còn bao gồm năng lượng sạch, khai thác khoáng sản bền vững, giao thông thông minh...

Thông qua hợp tác của Việt Nam và Úc, các nước ASEAN khác ở hạ lưu sông Mekong có thể được hưởng lợi trong mục tiêu phát triển bền vững. Hoặc thông qua sáng kiến Aus4ASEAN nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh, Quan hệ đối tác về cơ sở hạ tầng (P4I) để giải quyết nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng.

Về chính trị, trong khu vực, dù không phải là thành viên sáng lập, Việt Nam ngày càng có tiếng nói quan trọng tại ASEAN và các cơ chế mà ASEAN là trung tâm như Diễn đàn cấp cao Đông Á, ASEAN+6. Việt Nam và Úc cũng cùng chia sẻ nhiều giá trị, trong đó có coi trọng vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề, thượng tôn luật pháp quốc tế và theo đuổi hợp tác hòa bình, hữu nghị giữa các nước.

Quan hệ giữa Úc và ASEAN, theo đánh giá của ông Nguyễn Thế Phương (nghiên cứu sinh tiến sĩ Đại học New South Wales, Úc), là tốt đẹp nhất từ trước tới nay, không chỉ ở cấp độ ASEAN mà còn là song phương giữa Úc với từng nước. Trong bối cảnh hiện nay, ông Phương nhận định ASEAN có nhu cầu đa dạng hóa đối tác phát triển và an ninh để tránh phụ thuộc vào lưỡng cực Mỹ - Trung Quốc.

"Úc, cùng với các quốc gia tầm trung như Nhật Bản hay Hàn Quốc, Ấn Độ có thể giúp ASEAN kiến tạo mạng lưới đa phương rộng lớn hơn, bền vững hơn cho nhiều mục tiêu khác nhau từ kinh tế tới an ninh.

"Úc cũng xem Đông Nam Á là khu vực phát triển cực kỳ năng động, mang lại nhiều lợi ích cho nước này và lại là láng giềng trong bối cảnh Canberra tăng cường các chính sách tầm khu vực", ông Phương nêu nhận định với Tuổi Trẻ.

Trong khi phần lớn lãnh đạo ASEAN đến để chào mừng cột mốc 50 năm quan hệ ASEAN - Úc, Việt Nam đã cùng Úc bước qua dấu mốc này vào năm ngoái và đang hướng tới một tương lai hợp tác, cùng phát triển trong 50 năm tới nhằm đem lại lợi ích không chỉ cho hai nước mà còn cho cả khu vực.

15%

Năm 1973, khi Việt Nam vẫn còn chưa là thành viên ASEAN và đất nước chưa trọn niềm vui, Úc đã quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao. Đến năm 1995, Hà Nội mới gia nhập ASEAN và đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Canberra trong khối, đặc biệt về thương mại.

Chẳng hạn, năm 2022 (thời điểm gần nhất có số liệu), thương mại hai chiều giữa ASEAN và Úc đạt 101,08 tỉ USD - cao hơn mức giữa Úc với Nhật Bản, Mỹ hay EU.

Trong năm đó, chỉ riêng Việt Nam - Úc là 15,7 tỉ USD - chiếm hơn 15% tổng kim ngạch thương mại hai chiều ASEAN - Úc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân đến Úc

Tối 4-3 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân Lê Thị Bích Trân đã đến sân bay quốc tế Melbourne (Úc) dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Úc và thăm chính thức Úc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Estonia thông báo tàu chở dầu Green Admire được cho bị Nga 'bắt giữ' trong lãnh hải nước này đã được thả, dấu hiệu cho thấy căng thẳng Biển Baltic phần nào hạ nhiệt.

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Đoạn video xúc động về cựu binh Thế chiến 2 hát tưởng nhớ người bạn gây sốt mạng xã hội Mỹ, nhưng đây thực chất lại chỉ là sản phẩm dàn dựng bằng công nghệ AI tinh vi.

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Philippines: Tổng thống Marcos mở lối giảng hòa với gia tộc Duterte

Tổng thống Philippines chủ trương "thêm bạn, bớt thù", muốn sử dụng ba năm còn lại của nhiệm kỳ để tập trung thực hiện chương trình nghị sự.

Philippines: Tổng thống Marcos mở lối giảng hòa với gia tộc Duterte

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người

Một nhóm bác sĩ tại miền Nam California, Mỹ vừa thực hiện ca cấy ghép bàng quang đầu tiên trên người, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân mắc các bệnh lý bàng quang nghiêm trọng và khó điều trị.

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người

Qatar: Việc tặng máy bay cho ông Trump là 'điều bình thường giữa các đồng minh'

Phía Qatar khẳng định việc đề nghị tặng máy bay cho Tổng thống Trump là quan hệ đồng minh bình thường, đồng thời khẳng định không có mục đích gây ảnh hưởng chính trị.

Qatar: Việc tặng máy bay cho ông Trump là 'điều bình thường giữa các đồng minh'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar