18/10/2007 07:52 GMT+7

Việt Nam sẽ đóng góp gì vào HĐBA LHQ?

TRẦN LÊ THÙY - PHAN XUÂN LOAN ghi
TRẦN LÊ THÙY - PHAN XUÂN LOAN ghi

TT - Sự kiện VN trở thành ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ) đã được dư luận đón nhận với sự quan tâm rộng rãi. Nhiều câu hỏi được đặt ra về vai trò mới của VN và cách thức VN hoàn thành sứ mệnh này.

Phóng to
Đại biểu các nước chúc mừng phái đoàn Việt Nam ngày 16-10 - Ảnh: TTXVN
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Tuổi Trẻ đã mời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao VN Phạm Bình Minh, đại sứ Anh Robert Gordon và chuyên gia Đông Nam Á, giáo sư Carl Thayer trả lời các thắc mắc này.

* Tư cách mới mà VN vừa được trao tối 16-10 ủy viên không thường trực của HĐBA - sẽ ảnh hưởng thế nào tới đời sống của người dân VN?

- Thứ trưởng Phạm Bình Minh: Trước tiên, người dân tự hào vì vị thế của VN trên trường quốc tế tăng lên rất nhiều. VN giờ đây đã thành nước có vai trò, vị trí, như Bác Hồ nói, sánh vai cùng cường quốc năm châu, vì thành viên HĐBA là các nước lớn, có uy tín cao. Trở thành thành viên HĐBA là lãnh trọng trách duy trì hòa bình quốc tế, cũng có nghĩa là đảm bảo hòa bình, ổn định của VN. Như thế kinh tế được nâng lên và người dân được hưởng.

Phóng to
Thứ trưởng Phạm Bình Minh - Ảnh: T.L.T.

- Đại sứ Anh Robert Gordon: Vai trò thành viên không thường trực HĐBA là một bước tiến trong quá trình hội nhập quốc tế của VN. Đây là một trách nhiệm nghiêm túc.

Từ khi đổi mới, VN đã có những bước tiến lớn trong hội nhập kinh tế và chính trị ở tầm khu vực và quốc tế. Vai trò thành viên HĐBA cho phép VN mở mạng lưới này ra xa hơn và là cơ hội để VN tham gia quá trình quyết định chính sách trong những vấn đề quốc tế.

- GS Carl Thayer: Tư cách thành viên HĐBA sẽ không có tác động tức thì hay vật chất nào lên đời sống thường dân VN. HĐBA chủ yếu phục vụ việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Và tùy vào mức độ thành công này của HĐBA mà VN sẽ được lợi từ một môi trường hòa bình rất cần cho việc tăng trưởng kinh tế tiếp tục...

* VN có phải tham gia nỗ lực gìn giữ hòa bình của LHQ? Ai sẽ chi trả cho những nỗ lực này?

- Thứ trưởng Phạm Bình Minh: Không nhất thiết phải có quân tham gia gìn giữ hòa bình. Khi thành ủy viên HĐBA, VN tham gia các quyết định liên quan đến hoạt động gìn giữ hòa bình, ví dụ như xem xét gia hạn lực lượng gìn giữ hòa bình hoặc cử lực lượng này đến nơi xung đột.

VN đã đóng góp về tài chính cho lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế trong những năm qua. Như bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội đồng LHQ, VN đang hoàn tất quá trình xem xét tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình.

Phóng to
Đại sứ Robert Gordon - Ảnh: ĐSQ Anh
- Đại sứ Robert Gordon: Nhiều nước tham gia gìn giữ hòa bình bằng nhiều cách, từ y tế, rà phá bom mìn đến gìn giữ hòa bình ở các điểm nóng. VN hoàn toàn có thể tự đưa ra quyết định của mình. VN đã đưa một số tín hiệu về dự định chia sẻ một ít gánh nặng giải quyết những điểm nóng trên thế giới, điều mà các nước khác đã cam kết làm.

- GS Carl Thayer: Cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã từng phát biểu rằng VN đang hoàn tất quá trình chuẩn bị liên quan đến việc tham gia một cách có hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ phù hợp với điều kiện và khả năng VN.

Theo tôi, VN sẽ có những cam kết khiêm tốn, có thể như gửi một đội quân y hay các quan sát viên quân đội hoặc cảnh sát, vì quân đội VN chưa được huấn luyện cho những cam kết trọng yếu hơn. LHQ sẽ trả lương cho các binh sĩ gìn giữ hòa bình, còn các quốc gia đóng góp sẽ phải mang theo vũ khí và thiết bị của mình.

Chẳng hạn khi Đại diện LHQ tại Campuchia (UNTAC) còn hoạt động (1991-1993), Malaysia đã đóng góp quan sát viên quân sự, Thái Lan góp các kỹ sư quân đội, trong khi Indonesia gửi cả một tiểu đoàn bộ binh. Những nước này cũng đã cùng Philippines và Singapore đóng góp cho sự can thiệp của LHQ vào Đông Timor. VN có thể học từ kinh nghiệm của các quốc gia này.

* Nếu xung đột lợi ích vẫn diễn ra cho VN trong một vấn đề nào đó, chính trị hoặc quân sự, thì VN sẽ phải đối phó với những thách thức này như thế nào? Có những bài học kinh nghiệm nào từ các nước đang phát triển từng là ủy viên của HĐBA?

- Thứ trưởng Phạm Bình Minh: VN sẽ hành xử theo nguyên tắc là đảm bảo thực hiện đúng Hiến chương LHQ và nguyên tắc không can thiệp, độc lập, tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ.

- GS Carl Thayer: VN sẽ xác định lợi ích quốc gia của mình, hiểu lợi ích của các thành viên ASEAN khác rồi của cả khối châu Á. VN sẽ phải cân nhắc mỗi xung đột bằng các thước đo của mình. Thách thức cho VN sẽ là tìm sự đồng thuận và nhân nhượng mà không làm ảnh hưởng cốt lõi của lợi ích quốc gia. Điều này chỉ có thể học được từ trải nghiệm.

VN chia sẻ chung những qui tắc và giá trị của các nước ASEAN cũng như của các nước trong phong trào Không liên kết. Khi những vấn đề khó xử nảy sinh, VN có thể trao đổi với các nước cùng chung quan điểm. Indonesia sẽ là một người cố vấn tốt cho VN vì họ đã phục vụ HĐBA ba lần và vì nhiệm kỳ hiện nay của họ tại HĐBA đang giao thoa với VN (năm 2008). Nhưng cả Philippines và Malaysia cũng có những kinh nghiệm đáng kể mà VN có thể học hỏi.

TRẦN LÊ THÙY - PHAN XUÂN LOAN ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Malaysia chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính, bắt đầu chuyến thăm và dự các hội nghị cấp cao

Tối 24-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thủ đô Kuala Lumpur bắt đầu chuyến thăm chính thức Malaysia và dự các hội nghị cấp cao.

Malaysia chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính, bắt đầu chuyến thăm và dự các hội nghị cấp cao

Syria truy nã... 8 triệu người

Ngày 24-5, Damascus tiết lộ có hơn 8 triệu người Syria đã bị các cơ quan tình báo và an ninh dưới thời nhà cầm quyền lâu năm Bashar al-Assad - người đã bị lật đổ vào tháng 12 năm ngoái - truy nã.

Syria truy nã... 8 triệu người

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN

Tối 24-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội để đến Malaysia, thăm chính thức nước này và dự Hội nghị cấp cao ASEAN 46.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN

Trực thăng cảnh sát Thái Lan rơi, bốc cháy dữ dội, 3 người chết

Một trực thăng cảnh sát bị rơi và bốc cháy ở huyện Muang, tỉnh Prachuap Khiri Khan, miền trung Thái Lan ngày 24-5. Sự việc khiến 3 người thiệt mạng, 1 người kịp nhảy dù thoát ra ngoài.

Trực thăng cảnh sát Thái Lan rơi, bốc cháy dữ dội, 3 người chết

Các hãng hàng không sẽ bán vé ghế đứng 'giá bèo'?

Thời gian gần đây bỗng rộ tin đồn các hãng hàng không giá rẻ sẽ sớm khai thác ghế đứng 'giá bèo' để kích cầu. Loại ghế này trông như yên xe đạp, cho phép hành khách ngả người ra sau thay vì ngồi hẳn xuống.

Các hãng hàng không sẽ bán vé ghế đứng 'giá bèo'?

Ông Zelensky tố Nga cản trở hòa bình, ông Medvedev đáp trả

Tổng thống Zelensky cáo buộc cuộc tập kích lớn vào Ukraine trong đêm cho thấy Nga đang cản trở lệnh ngừng bắn, trong khi ông Medvedev tố châu Âu im lặng khi Nga bị 500 drone tấn công.

Ông Zelensky tố Nga cản trở hòa bình, ông Medvedev đáp trả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar