10/06/2023 18:12 GMT+7

Việt Nam phản đối vụ Trung Quốc nói tàu Hướng Dương Hồng 10 'không đi vào EEZ nước khác'

Ngày 10-6, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc tuyên bố sai sự thật rằng "không có việc tàu Trung Quốc (Hướng Dương Hồng 10) tiến vào EEZ của nước khác".

Việt Nam phản đối vụ Trung Quốc nói tàu Hướng Dương Hồng 10 không đi vào EEZ nước khác - Ảnh 1.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 6-6, người phát ngôn bộ này là Vương Văn Bân nhận được câu hỏi của Hãng tin Reuters về tình hình Biển Đông. 

Cụ thể, hãng tin của Anh đề nghị cho biết "lý do" tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc "rời vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam đêm 5-6".

Trung Quốc phát biểu sai về tàu Hướng Dương Hồng 10

Trả lời câu hỏi này, ông Vương tiếp tục nhắc lại yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng ngang nhiên cho rằng nước này có quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với cái gọi là "vùng biển liên quan của quần đảo Nam Sa". Nam Sa là cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Đáng chú ý, ông này cũng tuyên bố sai sự thật rằng "không có việc tàu Trung Quốc tiến vào EEZ của nước khác" và ngang nhiên cho rằng hoạt động của tàu Hướng Dương Hồng 10 và các tàu hộ tống là "chính đáng và hợp pháp".

Ngày 10-6, trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Online đề nghị bình luận về phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa".

Theo bà Hằng, "quy chế pháp lý của quần đảo Trường Sa cũng như các thực thể của quần đảo này đã được xác định rõ theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của một quốc gia được xác lập phù hợp với UNCLOS cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nước ven biển, "trong đó có Việt Nam phải được tôn trọng".

"Đây chính là thể hiện tinh thần trách nhiệm, xây dựng và đóng góp thiết thực của các nước liên quan vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thượng tôn pháp luật ở khu vực, trong đó có khu vực Biển Đông", bà Hằng nhấn mạnh.

Việt Nam phản đối vụ Trung Quốc nói tàu Hướng Dương Hồng 10 không đi vào EEZ nước khác - Ảnh 2.

Tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc - Ảnh: Baidu

Việt Nam nhiều lần phản đối, khẳng định chủ quyền trên biển

Bộ Ngoại giao đã nhiều lần nêu rõ lập trường của Việt Nam trước các hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc trong vùng biển được Việt Nam xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trong tất cả các lần trên, Bộ Ngoại giao Việt Nam đều lên tiếng phản đối, yêu cầu Trung Quốc không làm phức tạp tình hình và chấm dứt các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam được xác lập theo đúng UNCLOS. 

Các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam luôn theo sát tình hình, thực thi các biện pháp phù hợp với luật quốc tế và luật quốc gia để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.

Với vụ tàu Hướng Dương Hồng 10, Bộ Ngoại giao đã 3 lần trả lời báo chí vào các ngày 18 và 25-5, 1-6. 

Trong đó, ngày 25-5, bà Phạm Thu Hằng cho biết Việt Nam đã "giao thiệp nhiều lần với phía Trung Quốc".

Bà Hằng cũng nhấn mạnh hoạt động của tàu Hướng Dương Hồng 10 cùng một số tàu hải cảnh và tàu cá bảo vệ đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được xác lập phù hợp với các quy định của UNCLOS.

"Việt Nam yêu cầu các cơ quan liên quan phía Trung Quốc tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, chấm dứt ngay hoạt động xâm phạm, rút tàu Hướng Dương Hồng 10 và các tàu hải cảnh, tàu cá ra khỏi vùng biển Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển ở Biển Đông, đóng góp vào việc phát triển quan hệ hai nước", đại diện Bộ Ngoại giao nhấn mạnh ngày 25-5.

Yêu cầu Trung Quốc rút ngay tàu Hướng Dương Hồng 10 khỏi vùng biển Việt Nam

Bộ Ngoại giao khẳng định đã nhiều lần giao thiệp với phía Trung Quốc về việc này. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm và rút tàu Hướng Dương Hồng 10 cùng các tàu khác.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ukraine tuyên bố phá hủy đường ống dẫn khí của Nga ở Tây Siberia

Một quan chức tình báo quân sự của Ukraine tiết lộ vụ phá hủy nằm trong khuôn khổ một 'chiến dịch đặc biệt'.

Ukraine tuyên bố phá hủy đường ống dẫn khí của Nga ở Tây Siberia

Nigeria tuyên bố sẽ không nhận công dân bị Mỹ trục xuất

'Chúng tôi đã có đủ vấn đề của riêng mình rồi', Ngoại trưởng Nigeria Yusuf Tuggar nói ngày 11-7, khi tuyên bố từ chối nhận công dân bị Mỹ trục xuất.

Nigeria tuyên bố sẽ không nhận công dân bị Mỹ trục xuất

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn gặp Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio

Ngày 11-7, tại Malaysia, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio.

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn gặp Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio

Báo cáo điều tra sơ bộ vụ rơi máy bay Air India: Phi công hoảng loạn hỏi 'ai đã ngắt nhiên liệu?'

Nguyên nhân chính khiến máy bay rơi giữa tháng 6 là cả hai công tắc đưa nhiên liệu vào động cơ đều bị ngắt ngay sau khi máy bay cất cánh.

Báo cáo điều tra sơ bộ vụ rơi máy bay Air India: Phi công hoảng loạn hỏi 'ai đã ngắt nhiên liệu?'

Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi hành trình 30 năm quan hệ Việt - Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đề cao 30 năm quan hệ Việt - Mỹ, khẳng định đây là quan hệ mang ý nghĩa biểu tượng, mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong tương lai.

Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi hành trình 30 năm quan hệ Việt - Mỹ

Chiến sự Ukraine sắp có bước ngoặt lớn?

Tình hình chiến sự tại Ukraine hứa hẹn nhiều bước ngoặt đáng kể khi Tổng thống Trump công khai cân nhắc thay đổi cách tiếp cận cuộc xung đột.

Chiến sự Ukraine sắp có bước ngoặt lớn?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar